• Amused
  • Bất mãn
  • Buồn
  • Cocky
  • Cool
  • Crazy
  • Depressed
  • Down
  • Enraged
  • Friendly
  • Geeky
  • Godly
  • Hateful
  • Innocent
  • Khóc
  • Kinh ngạc
  • Lúng túng
  • Mệt mỏi
  • Meh
  • Piratey
  • Poorly
  • Say mèm
  • Secret
  • Shy
  • Sneaky
  • Tức giận
  • Tuyệt vời
  • Vui vẻ
  • Wtf
  • Đói bụng
  • + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 12

    Chủ đề: Thiết đầu công - Phiên bản Khựa :))

    1. #1
      tuyentrinh9x's Avatar
      tuyentrinh9x Đang Ngoại tuyến Đội Trưởng
      Mã Pì Lèng
       
      Cool
       
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Đang ở
      Hà Nội
      Bài viết
      236
      Được cảm ơn: 94
      2
      Normal
       
       
      Số lần cộng|trừ: 5 lần

      Thiết đầu công - Phiên bản Khựa :))


      Thích Khách :

      Những sát thủ lạnh lùng với cặp móng thép sắc nhọn ...
      Chưa bao giờ tỏ ra độ lượng với ai.
      Họ mang trong mình khái niệm chiến đấu đơn giản là ...

      Tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt...
      Mistra

    2. Những người đã cảm ơn tuyentrinh9x:
      DìmHàng (05-07-2013)

    3. #2
      thaibaclieu's Avatar
      thaibaclieu Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      ---
       
      ----
       
      Ngày tham gia
      Jun 2013
      Bài viết
      3
      Được cảm ơn: 0
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần
      mấy thằng AS làm ơn bớt ích kỷ, xem thường người khác chút, nhất là thằng Đại vương mày kinh người và ích kỷ nhất đó, mày of đi là vừa

      Lần sửa cuối bởi thaibaclieu, ngày 05-07-2013 lúc 12:20 PM.

    4. #3
      anhtuannkt24's Avatar
      anhtuannkt24 Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      ---
       
      ----
       
      Ngày tham gia
      Feb 2012
      Bài viết
      32
      Được cảm ơn: 4
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần
      Trích dẫn Gửi bởi thaibaclieu Xem bài viết
      mấy thằng AS làm ơn bớt ích kỷ, xem thường người khác chút, nhất là thằng Đại vương mày kinh người và ích kỷ nhất đó, mày of đi là vừa
      qua PN chơi với tụi anh , có cần kéo lv thì pm char ROY, miễn phí ........


    5. #4
      tuyentrinh9x's Avatar
      tuyentrinh9x Đang Ngoại tuyến Đội Trưởng
      Mã Pì Lèng
       
      Cool
       
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Đang ở
      Hà Nội
      Bài viết
      236
      Được cảm ơn: 94
      2
      Normal
       
       
      Số lần cộng|trừ: 5 lần
      Các bợn vào coi clip mà cứ nói chuyện linh tinh gì thế.

      Thích Khách :

      Những sát thủ lạnh lùng với cặp móng thép sắc nhọn ...
      Chưa bao giờ tỏ ra độ lượng với ai.
      Họ mang trong mình khái niệm chiến đấu đơn giản là ...

      Tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt...
      Mistra

    6. #5
      changtraidethuong's Avatar
      changtraidethuong Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      Ôi trai tim ta đang theo
      đuổi em MrOt
       
      Cool
       
      Ngày tham gia
      Apr 2013
      Đang ở
      ha noi
      Bài viết
      20
      Được cảm ơn: 1
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần
      Chấp hành kỷ luật của anh Xôi Thịt và Tổng Cua, TC. Bình viết entry này, kể về những chuyện vui buồn của một “anh Bắc kỳ” đã, đang và sẽ sống ở miền Nam.

      Mình sinh ra và lớn lên ở một vùng mà hầu như 100% là dân từ đồng bằng Bắc bộ di cư năm 1954 vào Nam. Vì thế, khi còn nhỏ,Việt Nam đối với mình coi như chỉ có toàn người Bắc. Tiếng nói thì đương nhiên là tiếng Bắc, nhưng vẫn khác nhau giữa các xứ đạo vì mỗi xứ là một địa phương khác nhau ở miền Bắc vào.

      Xứ mình lúc đó gọi mẹ là Bu, bố là Thầy, lại không phát âm được dấu ngã, cứ là dấu hỏi tuốt luốt. Bọn trẻ xứ khác có dịp là chọc ghẹo: “Thầy bu mày hôm qua ăn thịt mở, uống nước lả, bị thổ tả, chết cả lủ phải không”.

      Bọn mình tức lắm và sẽ tìm cách chọc lại, tỉ như nói: “Con tâu tắng buộc bụi te bụi túc, cái bụng ló ăn lo ló tòn tùng tục như cái tống teo”. Hoặc là trễ môi ra nhại: “Mẹ…ẹ có nhà không giai..i? – Mẹ…ẹ ơi mẹ…ẹ, xe be…e nó đè…è em bé…é”. Sau này lớp trẻ lớn lên thấy quê mùa nên sửa, bây giờ chả thấy ai nói ngọng thế nữa.

      Tội nhất là mấy bà nơi khác về làm dâu trong xứ, bọn trẻ như mình nhiều phen được những trận no cười. Bác gái mình là dân Kim Sơn, cứ lẫn lộn giữa l và n. Một lần đến chơi bác sai lấy cái nồi, mình tìm không thấy mới hỏi bác trai. Tai quái, mình cứ nheo nhéo “Bác có thấy cái lồi đâu không”. Bác trai chắc đang cáu chuyện gì, chạy đến cầm cái nồi quẳng ra sân miệng thét vang: “Lồi, lồi. Lồi cái lồi mẹ nó…”. Mình hết hồn co cẳng chạy mất.

      Quần áo thì chả có gì khác, trừ cái khăn rằn quấn cổ, cái áo bà ba của mấy bà, mấy cô người Nam, nhưng thức ăn nhiều chuyện cũng buồn cười. Chị gái mình không biết đi đâu thấy người Nam ăn mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt. Tưởng bở, chị về hái mướp đắng dại, cũng nhồi thịt. Đắng quá chả ai ăn được, bố mình tế cho một trận.

      Có lần anh trai mình đi lính về phép mua về mấy trái sầu riêng. Minh đi học về thấy, cứ nghĩ bụng: “Quái lạ, sao có giống mít gai to và mùi thối thế”. Lúc khui ra ai cũng chê thối, anh mình “được” ăn một mình, phải bây giờ thì không đủ chia.

      Về món chao thì hồi đó ở quê chả ai biết ăn. Mình nhớ mãi có lần nằm ở BV Biên Hòa, tên chính thức là BV Phạm Hữu Chí, mình ngửi thấy mùi gì thối quá. Tìm mãi mới phát giác ra anh chàng nằm kế ăn chao, lại là loại chao dú. Loại này nặng mùi hơn, mình chưa ăn, nhưng loại chao đựng trong lọ thủy tinh thì mình rất thích. Sau này đi học xa mình mày mò hỏi mãi mới có thằng bạn, có mẹ là người Tầu, chỉ cách làm. Bây giờ nhiều người Bắc ăn chao như hạm, còn ghiền là khác.

      Ấn tượng sâu đậm nhất về người Nam của mình là qua một… nhỏ con gái.

      Hồi đó, vào khoảng năm 73. Nghỉ hè, mình lên Biên Hòa coi cháu cho chị gái có chồng là lính không quân. Nhà chị ở ngay gần Ngã 3 Vườn Mít, chung quanh hàng xóm toàn là người Nam. Biên Hòa là thành phố lớn, mình lúc đó 15 tuổi, học giỏi, lanh lợi nhưng so với dân thành phố thì vẫn quê một cục. Mấy bác lớn tuổi có đôi khi gọi mình là Bắc kỳ con. Mình không giận vì biết họ nói chơi thôi, không ác ý.

      Với xe Honda trước 1975. Ảnh: internet

      Có mấy con nhỏ hàng xóm, thua mình vài tuổi nhưng lí lắc kinh người. Đứa cháu gọi mình là cậu, mấy đứa cũng tự nhiên gọi mình là cậu, cậu Mười, theo thứ trong nhà. Thật tự nhiên, có một con nhỏ nói tỉnh bơ: “Cậu Mười đẹp trai quá ời… ơi”. Cũng nhỏ đó, lần nữa là: “Cậu Mười dễ thương quá ời… ơi”. Phải nghe đúng người Nam nói những câu đó mới cảm được nó…như thế nào.

      Các bác tưởng tượng dùm, thằng con trai mới lớn như mình nghe mấy câu nói ngọt lịm sườn cỡ đó từ miệng một con nhỏ thật dễ thương thì sẽ đi đâu về đâu ? Dám bảo đảm với các bác, không một cô bé người Bắc nào dám khen một thằng nhóc thẳng tuột, tự nhiên như vậy. Sau này, dù đã nghe nhiều câu nói còn hay ho hơn của nhiều quý cô quý bà Nam-Trung-Bắc, mình cũng chưa bao giờ… muốn chết như lần đó.

      Khi đã quen nhiều, bọn nó còn đưa tiếng Bắc của mình ra chọc ghẹo. Có lần mình hỏi xin cái nịt, bọn nó cười ầm lên. Cái nịt, cái dây nịt, với người Nam là sợi dây thắt lưng, còn cái mình cần người ta gọi là cọng thun hay sợi thun. Còn có nhiều dịp mình bị quê xệ kiểu đó.

      Ở kế nhà chị mình có ông giáo tiểu học, là ba của con bé khen mình kể trên. Cứ chiều dạy học xong về đến nhà là ông ta ói vì say quá. Còn ông già đánh xe ngựa đối diện thì chiều nào cũng kêu gọi chiến hữu đến nhậu say bét nhè, thường xuyên đái cả ra quần. Mình thấy lạ quá, mấy bà vợ và mấy cô con gái chả nói gì, cứ vui vẻ lau dọn, thay quần, vui vẻ như không. Hàng xóm cũng cho đó là chuyện thường, chả chê cười dè bỉu gì cả. Nói trộm, gặp mấy bà đồng hương của mình chắc sẽ cho ăn…đủ thứ.

      Giờ đây, sau mấy mươi năm sống gần với người Nam, mình nhiễm cách sống của họ lúc nào không biết. Mình quý nhất là tính xuề xòa, chân tình, có sao nói vậy không câu nệ màu mè. Chỉ riêng tiếng nói thì mình vẫn giữ cách phát âm của người Bắc vì nó chuẩn nhưng vẫn thấy chưa hài lòng vì nghe rạch ròi quá, kém gợi cảm như tiếng Nam. Con mình thì 3 đứa đầu còn nói tiếng Bắc, đứa út vì hồi nhỏ đi nhà trẻ nên bó tay. Nghe tiếng nói, chả ai dám bảo nó là người Bắc. May là nó giống hệt mình, không thì…

      Thỉnh thoảng đi ăn cháo lòng, mình cứ hô dõng dạc: “Cho một tô cháo Bắc kỳ”. Bà bán cháo biết ý, múc cháo thật đặc.

      Rõ là cái tính ăn chắc mặc bền của người Bắc đến chết mình vẫn chưa bỏ được. Kể đến đây thì tịt. Thôi, hẹn các bác lần sau, nhớ thêm sẽ viết tiếp.

      Chúc bà con vui cuối tuần.

      Ba miền. Ảnh minh họa

      TC. Bình. Sài Gòn. 24-03-2012

      Xem thêm: Nam – Bắc trên Trịnh Hội Blog
      About these ads
      Rate this:






      29 Phiếu

      Share this:

      Twitter
      Facebook22
      Email
      Print
      LinkedIn

      Like this:

      This entry was posted on Sunday, March 25th, 2012 at 1:13 am and is filed under Xã hội. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
      Post navigation
      « Previous Post Next Post »
      120 Responses to Chuyện người Bắc vô Nam

      Phu nhân…TC Bình « Hiệu Minh Blog says:
      November 16, 2012 at 3:28 pm

      [...] Cua có anh bạn TC Bình (tác giả “Chuyện người Bắc vô Nam”), người Ninh Bình, sống ở Miền Nam yên bình, có vợ rất xinh, hát rất [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Hang Cua liệt truyện « Hiệu Minh Blog says:
      November 15, 2012 at 2:16 am

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Rằm tháng 7 ở Hang Cua « Hiệu Minh Blog says:
      August 31, 2012 at 1:25 am

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Gặp người Hà Nội ở Sài Gòn « Hiệu Minh Blog says:
      August 11, 2012 at 2:40 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC. Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Chuyện hang…Cua « Hiệu Minh Blog says:
      June 28, 2012 at 9:52 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) Rate this:Like this:LikeBe the first to like this. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Tình Bắc…tình Nam – Hiệu Minh/BS « vonga1 says:
      April 30, 2012 at 1:02 am

      [...] “Chuyện người Bắc vô Nam” của T.C. Bình được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Tự nhiên muốn kể về [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Tình Bắc…tình Nam « Hiệu Minh Blog says:
      April 28, 2012 at 10:32 pm

      [...] “Chuyện người Bắc vô Nam” của T.C. Bình được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Tự nhiên muốn kể về [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 27, 2012 at 1:22 am

      Chúc mừng bài của TC Bình, Xôi Thịt và Delta vì đã làm sôi động hang Cua

      Anh chàng Bình viết bài xong, gửi cho Tổng Cua, rồi lại mail nói là bài sơ sài quá, bạn đọc cười. Mình bảo, úi giời, bài hay. Đúng là lên top hit. Rất nhiều phản hồi.

      Hóa ra, hắn sợ viết bài còn hơn cả đi tán người yêu đầu

      8

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 27, 2012 at 1:36 pm

      “Hóa ra, hắn sợ viết bài còn hơn cả đi tán người yêu đầu”
      Thì em đã nói trước rồi còn gì: Cầm cưa nhẹ hơn cầm bút.

      2

      0

      Đánh giá comment

      Mai says:
      March 26, 2012 at 9:05 pm

      Mời các bạn nghe bài hát này.
      http://www.youtube.com/watch?v=ZoT96_o7ruA

      0

      0

      Đánh giá comment

      Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 26-03-2012 « doithoaionline says:
      March 26, 2012 at 3:34 pm

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 26-03-2012 | bahaidao says:
      March 26, 2012 at 3:34 pm

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ HAI 26-3-2012 « Ngoclinhvugia's Blog says:
      March 26, 2012 at 2:57 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 26, 2012 at 1:50 pm

      Ông bà mời mãi, mời mãi con mới ăn đấy chứ!
      Hồi ấy ti vi chưa thể có. Cả 5 dẫy nhà với mấy chục hộ trong khu tập thể mà chỉ có ba cái ti vi. Một cái ở nhà ông bà N- H. Một cái bên nhà bác C. Một cái nữa của nhà bác M.
      Hồi đó các nhà chưa cửa đóng then cài như bây giờ. Cháu N- con trai tôi rất thích xem tivi nên cứ tự nhiên xà vào nhà các bác xem nhờ. Có hôm cậu sang nhà ông bà N- Hảo xem phim. Đúng vào bữa tối. Bà H hỏi cu N ăn cơm chưa? N thật thà:- Bây giờ mẹ cháu mới thổi cơm bà ạ. – Vậy ăn cơm với ông bà nhé? Dạ, vâng ạ- Cháu trả lời rất khẽ. N ngồi ăn bữa tối với ông bà và các cô các chú. Ăn cơm với thịt gà, với cá ngon quá. Nhà ông bà thường có thịt gà bởi vì bà làm ở trại gà mà. Còn cá, chú T- con trai ông bà câu trộm được ở hồ của hợp tác xã ngay cạnh nhà. Ba mẹ sang đón con về. Con trai có vẻ chần chừ. Bà H liền bảo để cho cháu ăn xong bữa đã.
      Đưa con về nhà rồi, mẹ mới thẽ thọt:
      - Sao con nói sang xem tivi nhờ mà lại đi ăn chực nhà bà H?
      - Con có ăn chực đâu. Ông bà mời mãi, mời mãi con mới ăn đấy chứ!- N ta trả lời khá rành rọt.

      8

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 12:29 pm

      Em nhớ mùa hè năm ngoái, đi chơi với chị bạn người Nhật ở khu Roppongi -khu đắt đỏ-giàu có của Tokyo. Đang loanh quanh chợt nhìn thấy một vài cây lục bình nở hoa tim tím trong một cái chậu sành trước một cửa hàng sang trọng. Em nghĩ cây bèo lục bình có lẽ là gắn với nông thôn Nam Bộ nhiều hơn miền Bắc thì phải, miền Trung thì cũng ít lắm mà bèo dâu, bèo cám nhiều hơn. Trong các tác phẩm văn học về đất và người Nam Bộ thì cây lục bình hiển hiện rất nhiều. Bởi vậy khi nhìn thấy mấy bông lục bình tím kiêu hãnh khoe sắc thì lập tức cảm giác như một thoáng Nam Bộ-một thoáng quê hương ở ngay bên cạnh mình ở xứ sở khác, cảm giác gần gũi và thân quen. Với cá nhân em, một người sống xa xứ thì nghĩ, có thể với người xa xứ thì quê hương không phải là miền Nam, miền Bắc hay miền Trung mà là Việt Nam. Khi lang thang đâu đâu thấy cái gì mà quê Việt Nam có thì đều nghĩ ngay đến đó là thứ của quê hương trước khi nghĩ về sẽ có nhiều ở đâu, gắn với kỷ niệm gì.
      Sau bài về Hòa hợp …thì có bài về chuyện Bắc Nam-em nghĩ đối với những người bình thường thì có lẽ sự khác biệt về văn hóa, vùng miền chỉ làm nên sự thú vị khi trải nghiệm, khi chứng kiến mà thôi, khi có những tình cảm đặc biệt hay chẳng phải là tình cảm đặc biệt như tình yêu đôi lứa mà tình đồng hương, tình bạn bè, tình nhân ái tình đồng nghiệp vv và vv..cũng đủ làm nên sự gắn bó, xóa nhòa những sự khác biệt sẽ chỉ làm cho cuộc khám phá về con người, đời sống thêm thú vị mà thôi.
      Chuyện Bắc hay Nam, hay Trung…tất cả cũng là quê hương, tổ quốc chung..mà thật ra thì bắt đầu từ những điều giản dị nhất mà ai cũng nhớ, cũng yêu và thấy gắn bó. Em nhớ M.Sandor có viết khá thú vị như sau:” Tổ quốc chính thức, Tổ quốc lịch sử, Tổ quốc có quốc huy và luật pháp, quân đội và cảnh sát, cờ và khẩu hiệu, lúc nào cũng phải tìm lại-với sự chú ý, bền bỉ, dịu dàng và cảm thông ngày càng nhẫn nại hơn, đau đớn hơn-Tổ quốc thực sự của mình, Tổ quốc có thể là ngôn ngữ, có thể là tuổi thơ, một con phố nhỏ hai bên viền bởi dãy cây tiêu huyền, cổng một ngôi nhà, nơi vào buổi tối nào đó ta đã đứng nghe một giai điệu lan tỏa trong không gian qua cửa sổ để ngõ của một căn hộ trên gác, có thể là từ này:” hoàng hôn”..”. Tôi mãi đi tìm Tổ quốc ấy, với tình yêu và sự chú ý bền gan hơn cách thức mà Tổ quốc kia-Tổ quốc chính thức, lịch sử, có quốc uy và quốc kỳ, che giấu.”

      8

      1

      Đánh giá comment

      Quy says:
      March 28, 2012 at 12:16 pm

      Lục bình (Bèo Tây) gốc gác từ Nhật. Lúc mới đưa về VN thì gọi là Sen Nhật.
      Chắc phù hợp với khí hậu VN, phát triển nhanh quá , mọc kín hồ ao, nên lục bình bị dân Bắc ghét.
      Thời trước năm 45 có ông Tổng đốc Thái Bình vì ghét lục bình quá nên ra lệnh rất hà khắc, bắt dân chúng vớt bằng hết lục bình. Nhưng ông Tổng đốc này còn nổi tiếng hơn, khi mời các trí thức trẻ giỏi giang thời ấy đến chơi và gả các cô con gái, cháu gái xinh đẹp cho họ. Các ông con rể sau này trở thành các bộ trưởng, bác sỹ nổi tiếng một thời, tên được đặt cho nhiều tuyến phố. Đến lượt các ông con rể đó lại bắt chước bố vợ, lại gả con gái cho bọn giỏi giang, mà nhiều người đã trở thành chính khách , trí thức danh tiếng.

      2

      1

      Đánh giá comment

      Hieu Minh blog Chuyện người Bắc vô Nam | rfi says:
      March 26, 2012 at 12:03 pm

      [...] at 1:13 am and is filed under Xã hội. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Mèo says:
      March 26, 2012 at 11:36 am

      Xin cảm ơn bác TC Bình và chú HM.

      Sự khác biệt vùng miền ở Việt Nam kể ra chắc chẳng bao giờ hết. Hồi đó, cả gia đình theo cha về Nam cuối 1975, lúc đó mình hãy còn được ẵm ngửa. Lớn lên một chút, gia đình sống trong con hẻm nhỏ ở miền Tây, con nít nhiều lắm, chơi với nhau, lúc êm ấm thì không sao, đến lúc canh không lành cơm không ngọt thì thế nào cũng bị chúng chửi “đồ Bắc kỳ”, mình tức lắm mà chẳng biết phải làm sao, chửi chúng lại nó là ….”đồ Nam kỳ”, nghĩ lại thấy vẫn còn buồn cười. Rồi có cả những câu vè như

      “Bắc kỳ con
      Bỏ dzô lon
      Kêu chít chít
      Bỏ dzô đít
      Hết kêu”

      Rồi thì “Bắc kỳ zón”, “Bắc kỳ nó ăn rau muống, nó lỳ như trâu”

      Thậm chí cả “ca dao chửi” nữa:

      “Bắc kỳ ăn cá lu ki
      Ăn nhằm lựu đạn chết cha bắc kỳ”

      (sau này mình mới biết câu chửi “đúng” phải là “bắc kỳ ăn cá rô cây, …”)
      Hoặc
      “Nam kỳ ăn cá bỏ đầu
      Bắc kỳ thấy vậy xỏ xâu đem về”

      Không biết có anh chị/cô chú nào trong hang cua này ngày xưa cũng “ăn chửi” hoặc “được chửi” như vậy

      Ôi cái ngày xưa… nhớ quá đi thôi!

      Mèo

      12

      1

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 12:04 pm

      Bác TC Bình nhỏ hơn Chú Hiệu Minh mấy tuổi. Hu hu.

      0

      0

      Đánh giá comment

      Mèo says:
      March 26, 2012 at 12:14 pm

      Hihi, là bác anh mà

      Nhưng mà nếu bác TC Bình chỉ nhỏ hơn chú HM mấy tuổi thì Mèo phải gọi bằng chú TC Bình mới phải.

      2

      1

      Đánh giá comment

      Tin thứ Hai, 26-03-2012 | Dahanhkhach's Blog says:
      March 26, 2012 at 9:08 am

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      1

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 26, 2012 at 7:05 am

      Tôi rất thích xem phim Hồng Kông có lồng tiếng Việt, mà phải mấy phim ngày xưa được đánh dấu USLT (lồng tiếng bên Mỹ) nghe mới hay. Loạt chưởng bộ của TVB hay những phim lẻ mở đầu là quảng cáo phim và có chữ “Liên hệ cô Lý” chẳng hạn . Nghe nói những nghệ sỹ lồng tiếng mấy phim này toàn là nghệ sỹ cải lương, tuồng cổ ngày trước nên giọng thật cuốn hút.

      Là dân Bắc nhưng tôi không thích xem phim lồng tiếng giọng Bắc, nghe cứ giả giả thế nào ấy . Những phim gần đây lồng tiếng trong nước kể cả lồng giọng Nam tôi cũng không khoái lắm, hay mình vọng ngoại quá

      5

      1

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 7:39 am

      Hổng phải chỉ XT đâu, chị TR cũng hổng thích lồng giọng Bắc, nghe rất giả, như đóng kịch. Nhưng giọng Nam chị nghe lại thấy rất hợp lý, hổng hỉu sao. Nghe rất thật. Đúng là một số phim Hồng Công, và cả Đài Loan nữa, tác phẩm của Quỳnh Dao. Có hơi sến chút nhưng chị TR vẫn rất thích.

      Kiểu mối tình tay Ba lâm ly, thống thiết ở Hang Cua nè! :lol: 8-) :oops:

      4

      2

      Đánh giá comment

      Daqui says:
      March 26, 2012 at 10:05 am

      Nói về giọng KD còn nhớ 1 nàng trên QC hay còm bằng tiếng miền Trung ko ? Mỗi lần đọc xong mình váng hết cả đầu và mồm như bị trẹo ấy. Thế nhưng khi nói chuyện với nàng CQ thấy nàng nói hoàn toàn giọng bắc mới lạ chứ ? Vì thông thường người ta viết gần như bình thường , mà chỉ khác khi nói thôi !?

      2

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 10:37 am

      Hi…hi…TR đã ko bao giờ đọc được hoàn chỉnh một cái comm kiểu đó. Vì chỉ đọc 5-7 chữ đã rức hết cả đầu, và nói đúng như DQ, “đau cả miệng”. Lối viết đó cực kỳ phản cảm, như tra tấn người đọc. Nên TR chả bao giờ để í đọc cả, DQ à. .

      Cứ thấy tên là bỏ qua!

      3

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 9:13 am

      HL cũng thích xem phim lồng tiếng Nam Bộ hơn.Cảm giác như truyền cảm hơn.

      1

      1

      Đánh giá comment

      Chuyện người Bắc vô Nam « Chau Xuan Nguyen & all posts says:
      March 26, 2012 at 6:11 am

      [...] Theo: Blog Hiệu Minh. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 2:19 am

      hehe bác Tổng cục Bành chọn đề tài này hay. Nhớ hồi xửa hồi xưa lúc đất hai miền vừa đoàn tụ thì bố mẹ tui biệt ly, cha đi “tập trung cải tạo” ngoài Hoàng Liên Sơn, mẹ ở lại đất Gia Định làm gánh hàng rong vỉa hè thủ tiết nuôi con. Nói thủ tiết vì các anh bộ đội cụ Hồ cứ tán bà xã của ông lính Cộng hòa riết, bất kể người ta con cái đủ đầy, còn chồng còn nghĩa.

      Mấy chị em tui phụ mẹ mỗi buổi sáng quanh gánh bún của bà đầu hẻm nhỏ trong thành phố bự Sài Gòn. Khách ăn đủ cả loại người bắc mới bắc cũ, nam, trung, ba rọi, vân vân… Bà bán bún bò. Khách Bắc, Trung thì thích chút mắm rút hòa lấy nước nấu thẳng vào nước lèo. Khách Nam thì la oai oái bẩu chị để riêng mắm ở ngoài, tụi tui ăn thì thêm vào chứ bỏ vào chung nghe mùi nặng quá. Các món khác mẹ bán cũng phải chìu khách Nam Bắc Trung kinh lắm. Nói chung khách Nam thích ít mỡ dầu, khoái ăn sống hoặc luột, gỏi, khách Trung thích kho, rim, dầu (phải là dầu phộng cơ!), khách Bắc thì không có chén nước mắm với chút ớt thì hỏng, nhiều khi họ chả dùng bao nhiêu nhưng phải có.

      Ặc, còn nhiều nữa, chỉ nhớ mang máng sơ sơ nhiêu đó thôi. Bản thân bố Bắc mẹ Trung-Nam cũng thấy vui vui, dở dở ươn ươn, ba rọi, không cái gì rõ ràng. Nhớ hồi đi học, bọn Nam thì bảo tui Trung, Bắc gì đó. Sa vào nhóm Bắc thì bọn này đối xử tui như dân Nam.

      Ặc ặc,

      qx

      13

      1

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 5:17 am

      Ặc ặc, Gánh bún bò ngon thế mà bác xĩ hổng viết cho chị em Hang Cua thèm. Đọc com, đoán chắc Cụ bà ngày xưa đẹp lắm nha

      Nói chuyện này, bác xĩ đừng cười ngớ ngẩn: Ngày xưa, TR cứ tưởng bộ đội ko bao giờ có gia đình. vì đọc SGK thấy viết “Bộ đội lấy doanh trại làm gia đình”. Và ngay cả cô giáo, thầy giáo cũng vậy, trong con mắt Tép Diu này vô cùng thiêng liêng. Nên khi biết bộ đội, thầy giáo, cô giáo cũng có gia đình, lấy chồng, lấy vợ như người thường, Tép Diu đã sốc và thất vọng lắm! Đúng là “nạn nhân” ngớ ngẩn của nhà trường XHCN là vậy. :oops:

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 5:59 am

      hihihi chị Kim Dung kính mến, thử tưởng tượng cú sốc của chị Tép Diu vừa thấy dễ thương, vừa ngậm ngùi. Em thì đã không thể tin nổi là các chú bộ đội ta có thể bị thua trong một vài trận nào đó, nếu có chỉ là rút lui để bảo toàn lực lượng chứ không thua, nhất định không thua vì các chú chỉ có” bách chiến bách thắng”, đánh trận nào thắng trận đó, sau này đọc đâu đó nói là có thua thì ngỡ ngàng làm sao, nhưng vẫn phải bán tin bán nghi đến khi thật lớn hẳn thì mới tin là có vài lúc thua!

      3

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 6:14 am

      hehe … viết lộn viết lại là mắm ruốc, hổng phải mắm rút, bác nào lỡ nếm mắm rút nãy giỡ ráng chịu hehe…

      @ bác Kim Dung
      Nếu mà viết được về bún bò (giò heo) thì tui viết mất tiêu rồi, chán chỉ biết ăn thôi, chẳng biết viết lại càng không biết nấu dù năm lần bảy lượt dzọt vô bếp phụ bà già, hỏi đủ thứ, có lúc còn ghi chép cẩn thận lắm rồi bỏ đâu mất tiêu, hổng nhớ, luôn luôn quên nấu thử

      Công nhận ông già hồi xưa mần răng mà hay thế, vớ một cô không đến nỗi nào, đám con cái bi chừ thua xua lắc khà khà

      hehe nói chuyện thời con nít thì ai cũng bị lừa hết bác Kim Dung quơi. Mấy em nhỏ chừ đang đi học vẫn cứ tin chuyện đổi giờ học là kế hoạch vĩ đại của đại tướng Kim Young Thăng ta đấy, không tin hỏi mấy em mà coi hehe… Mai này mấy em lớn lên mới tá hỏa hì hì.

      Hôm nào bác Kim Dung dở hơi muốn đi chơi, cứ vào Đà Nẵng, ghé mấy gánh bún bò vỉa hè quanh ga xe lửa (ngon hơn trong nhà hàng) sẽ được dịp thưởng thức. Mấy bác gánh bún ở thành Đà này nấu bún bò ngon hơn hết các nới khác, bà già tui học họ đó

      qx

      3

      1

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 6:29 am

      Em cảm giác như cái comment của em hơi đi xa với entry này, nhờ anh Cua hay admin của anh Cua xóa giùm.
      Em cảm ơn ạ!

      0

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 6:35 am

      khà khà bác Hà Linh, có chi mô mà phải remove chớ

      qx

      1

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 7:27 am

      To@Vệ xĩ Hà Linh: Lại thêm một “nạn nhân” dễ thương của nhà trường XHCN.
      Ngay cả khi mới bước chân vào nghề báo, hơn 20 tuổi, chị còn có bao nhiêu ấu trĩ mới buồn cười;

      Một buổi sáng, trên đường đến cơ quan làm việc, chị bắt gặp mấy tù nhân cõng nhau ngay trên vỉa hè đường Hai bà Trưng, gần Hỏa lò, mặt họ xanh xao, trắng bệch vì bệnh. Lúc đó, chị mới biết xã hội mình cũng có nhà tù. vì chị cứ tưởng XHCN thì ko bao giờ có. Chị nhìn họ, thương cảm, sợ hãi, và bỗng nhiên chị bị choáng, có lẽ sốc nặng, đến mức chị đã bỏ ăn, vì thất vọng, đau đớn. He…he……he…

      Khi biết chuyện chị, các anh chị trong phòng cứ trêu, gọi chị là “Cô Gô đi tìm nguồn nước”- tên một tác phẩm nói về một cô nhà báo trẻ Nhật Bản bước chân vào nghề, đi tìm chân lý.

      To@Bác xĩ QX: Lắm Xĩ quá , Tép Diu rất thích các món bún miền Trung, miền Nam. Vì nó cũng rất đặc sắc vùng miền, trong đó có bún bò, giò heo, nhất là sợi bún của nó to cọng, và nước dùng thơm lựng mùi mắm ruốc, tảng chân giò to bự, hầm dừ, đĩa rau chuối, rau sống, giá sống đầy ắp, trông đã thấy ngon tuyệt!.

      Còn nói về Bộ trưởng Thăng: có lẽ ko chỉ riêng các em nhỏ. TR từng hy vọng trong lòng “một thế hệ Bộ trưởng mới” đó bác. Cũng là vì quá mong mỏi cho xã hội mình, cho nước mình thay đổi, khá hơn. Nhưng giờ, nhìn vào các giải pháp của ông Thăng, chỉ thấy một chữ Quẫn. Phát bực mình!

      6

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 9:23 am

      + Chị Kim Dung kính mến,

      Chị Kim Dung thật trong sáng và hồn nhiên, chuyện nhà tù thì may mà nhà em ở gần công an, suốt ngày thấy các phạm nhân bị giam giữ ở cái phòng tạm giam bé tí nên em không lạ, em chỉ ngơ ngẩn là tại sao các phạm nhân cứ có khuôn mặt vàng bủng, sưng sưng sau mấy ngày bị giam thôi!
      EM thì đến quá 25 tuổi vẫn tin VN mình là đẹp nhất thế giới!Cứ nghĩ cả năm châu phải ngưỡng mộ VN về mọi mặt, đến khi ra nước ngoài mới ngẩn người ra:” Ui chao, hóa ra nước họ cũng đẹp, cũng hùng vĩ lắm lắm”-sau chuyến đi đó trở về mới vững tin là không phải là độc nhất đẹp! Lại còn ngố là quảng cáo với anh xã tương lai về VN với những xyz như là cánh đồng thẳng cánh cò bay, những dòng sông rộng, những cảnh làng quê, phố thị tấp nập…” chỉ có ở VN”..này nọ, anh xã nghe xong thì nói:” à đó là đặc trưng của các nước phía đó, tôi cũng đã từng thấy những phong cảnh như bạn kể..nhưng dù sao tôi cũng muốn đến thăm đất nước của bạn”-may mà anh động viên !

      + Anh qx : chời ơi, mới cách mấy entry mà cho HL thăng chức từ thím lên bác rùi!
      HL cứ sợ tự nhiên đang nói đến Bắc Nam mà lại lôi chuyện chiến tranh ra, lạc đề thì chít!
      NHưng câu chuyện của anh qx về người mẹ tần tảo, những tháng ngày sau chiến tranh thật bâng khuâng, cảm động! cảm ơn anh qx!

      3

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 10:41 am

      Hi…hi…Chị buồn cười quá về Hang Cua. Còm đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Đang chuyện biên giới, sang chuyện iu đương. Đang chuyện vùng miền sang chuyện ẩm thực.

      Cứ đang chuyện nọ xọ chuyện kia. Lại nhớ hồi QC. Bọ Lập viết một đằng, các còm sĩ comm một nẻo. Cứ loạn cả lên.

      Đọc nhiều khi cười rinh rích ..

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 11:31 am

      Nhưng mà chị Kim Dung kính mến ơi, em vẫn thấy câu chuyện 2 đóa hồng của anh Sỹ là sooooooo cute! Ý em nói là chị Kim Dung không biết mình bị ” rắc thính” ý!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Daqui says:
      March 26, 2012 at 11:48 am

      Công nhận với KD chuyện Bài một đằng mà còm một nẻo nhiều khi cũng vui ; Nhưng có khi lại cũng dở khóc dở cười như câu chuyện mình mới bị là ” nạn nhưn ” hôm vừa rồi ! hì hì .

      2

      0

      Đánh giá comment

      V.Anh says:
      March 26, 2012 at 6:03 pm

      Lại còn đọc bài viết mà lại còm say đắm về người viết cơ, đố mọi người là Ai với Ai ? Hi hi… Sorry, em chuồn đây!

      2

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 26, 2012 at 11:18 pm

      Tôi thì năm 75, thấy bộ đội quân quản xử bắn mấy tay trộm cướp chuyên nghiệp tại Saigon và đối với những kẻ ăn trộm vặt thì xử tại chỗ như bắn vào tay hay chân roi tha. hơn nữa thấy mấy anh bộ đội đóng quân trong những nhà dân bỏ trống rất kỷ luật nên cũng tin là xã hội miền Bắc không có nhà tù.

      Đến khi được đi học tập cải tạo tôi mới hiểu đó chỉ là trò chơi chữ.

      Mùa xuân 1980,(mùa xuân là mùa biểu tình và bãi công của Tây), có một cuộc biểu tình ở Place du Capitole,Toulouse gần nơi tôi làm việc. Nhân lúc nghỉ ăn trưa, tôi cùng bạn bè ra quan sát.

      Một đại diện Đảng Cộng sản lên diễn đàn bắt đầu hùng hổ :
      – Ở đâu giáo dục Đại học hoàn toàn miễn phí cho mọi người?
      – CN CS
      – Ở đâu không có thất nghiệp?
      – CNCS

      Một người bạn nhìn tôi, ý như hỏi tại sao tôi lại từ bỏ một nơi tốt đẹp tương tự , Tôi buộc lòng phải giải thích là đã có vùng kinh tế mới thì làm gì còn thất nghiệp và Đại học Thanh niên Xung Phong cũng nằm trong hệ thống giáo dục Đại học miễn phí đó.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 27, 2012 at 12:30 am

      Hu…hu… Tối qua, mạng méo bị sự cố nên ko sao vào Hang Cua để “tám” được, tiếc quá, vì đang rảnh. May quá, sáng nay lại …phình phường. Đủ biết IT đem lại ko chỉ dân chủ, dân trí, mà còn là niềm vui cho mọi người, dù cũng có khi “buồn kiểu chị Cả” nhà Tép Diu.

      Đang “cơm lành canh ngọt”, bỗng đâu “anh đi đàng anh, chị đàng chị” khiến Tép Riu cứ phải một mình bê một… tô bún bò giò heo của bác xĩ QX ăn cho ấm lòng. Bác xĩ cho Tép Diu thêm tý ớt trưng, cho lát chanh nữa, thêm cục chân giò hầm dừ nữa…

      Rằng ngon thì thật là ngon
      Ăn mà lòng vẫn cứ còn bâng khuâng
      vì sao nhà cửa ấm nồng
      Bỗng đâu lạnh giá ầm ầm…xông vô?

      To@ Vệ xĩ Hà Linh: giá lúc đó, có em ở bên, dứt khoát chị Tép Diu giao nhiệm vụ trả lời cho chàng Sĩ nào đó. Có khi chị em mình lại “hoán vị” cho nhau như dạo chị đi Lào- Thái Lan với em gái.

      To@V.Anh: Đề nghị, V.Anh ko khoét sâu thêm vào Nỗi nhớ của …người ta nhé. Khổ ghê.

      3

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 2:39 am

      Em hai ngày nay có công việc phải làm không vào mạng được, xong việc cái là vào Hang cua đọc bài và đọc còm liền. Đang đọc nhanh một lượt thì thấy chị KD nói vào Hang Cua để “tám”, hóa ra Hang cua nhà ta ngoài đọc bài, đọc còm còn có dịch vu “tắm” nữa răng hè? Vài hôm nữa anh Cao bồi đem ý tưởng mở cafe tẩm quất ngay trước cửa hang nữa thì khách đến với hang cua đông nghịt chị nhỉ?

      2

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 27, 2012 at 3:31 am

      Chít cười cái tên Dellta lày: Chị Tép Diu nhiều khi bị mọi người cười, giờ đến lượt chị TR cười Dellta. “Tám” có nghĩa là tán chuyện, buôn chuyện em à. Ko phải dịch vụ tắm, mờ đòi mát xoa.

      Riêng dịch vụ mát xoa í, để anh Cao Bồi đẹp chai làm chủ Hãng

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 3:49 am

      Rõ khổ, tán thì viết rõ ra là tờ an tan sắc tán cho rồi đằng này viết “tám”, lại còn để trong ngoặc kép, làm Delta cứ nghĩ chị vội nên viết thiếu dấu Á chứ. Làm em nhầm TC mở thêm dịch vụ tắm – gội.
      Xin lỗi bà con Delta hiểu nhầm!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 27, 2012 at 3:55 am

      Lão chăn bò mà làm mát-xa chắc quanh đi quẩn lại có mỗi chiêu lấy roi vụt mông

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 28, 2012 at 9:48 pm

      Đọc một cái còm thấy chị KD lạc đề nhắc đến Bộ trưởng GT, em thì em không rành lắm về bộ trưởng, em kể chuyện “Táo” là nhân vật ảo, giống như hình ảnh rồng cho bà con ai quan tâm thì còm cho vui.
      Táo giao thông 2012
      Trên Thiên Đình ngày hôm ấy, Ngọc Hoàng hết đi vào lại đi ra, hết đi ra lại đi vào. Hôm nay ngài chủ trì buổi lục vấn (chất vấn) táo các ngành cuối năm nhưng mãi đến chính ngọ vẫn chưa thể khai mạc được vì táo giao thông chưa đến. Trên nét mặt ngài đang hồi cao trào của sự tức dận thì táo giao thông tới, ngài lục vấn ngay táo giao thông:

      Này táo giao thông! Anh hẹn ta mấy giờ bắt đầu lục vấn mà giờ này mới tới nơi?

      - Dạ! Bẩm anh Hoàng Thần cố hết sức len lỏi luồn lách mà giờ mới tới được à . Anh Hoàng tha tội chết cho thần ạ.

      - Ai trể hẹn cũng cứ tha thế này hả giao thông? Ngươi biết thời gian là vàng chứ và chính ngươi phôn lên hẹn ta 7h30 bắt đầu lục vấn chứ. Ta biết hạ dưới đại nạn tắc đường đang hoành hành. Nên ta cho ngươi thêm 2h bù ùn tắc, thế mà tới giờ là 12h30 nhà ngươi mới ló mặt là sao? Ngươi định nhằm buổi trưa để đưa mãi lộ cho ta như lời tiên đoán năm Ido 2011 ta phán ngươi à. Hóa ra ta có tài tiên đoán đó sao. Thế năm trước ta nói chơi ngươi nên đổi giờ làm ngươi có làm thật không?

      - Dạ! Số là thần có hứa với hạ dưới là thần sẽ cố gắng dịp 23 tháng chạp này sẽ đi phương tiện công cộng thay cho cá chép riêng của thần như những năm trước để anh Đẩu, anh Tào…anh nào thích thì noi theo nhằm giảm ùn tắc giao thông.

      - Nhưng anh Hoàng ơi! Đến nước này thì thần cũng không đi nổi chứ đâu riêng anh Đẩu, anh Tào hay anh nào đi nữa…

      - Này táo giao thông! Phương tiện công cộng ở hạ dưới mà ngươi đang nói là hung thần gì mà ghê đến thế? Nói ta nghe nào.

      - Dạ! Bẩm anh Hoàng gọi theo tiếng việt nó là xe buýt, gọi theo tiếng Anh nó là xe Bus tiếng la tinh nó làomnibus (dành cho mọi người). Loại xe chở được đông người từ học sinh, nông dân, công nhân, công chức…và cả dân móc túi nữa.

      - Ta nhớ không nhầm thì loại xe này đã thay bằng xe Obama gì đó rồi sao?

      - Anh Hoàng ơi anh nhớ nhầm sang bển Mỹ. Ở ta xe bus em chọn hàng đầu cho giải pháp ùn tắc giao thông. Nhưng anh Hoàng ơi nay nó bế tắc cho em. Số là thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến táo em còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà anh Đẩu, anh Tào anh nào…đi được?

      - Này táo GT! Đừng có xỉu. Ngươi khiếp cở nào nói ta nghe? Nếu có thể giúp được ta gọi Bụt thay Bus có được không?

      - Sáng nay thần hóa trang lên xe bus vì sợ dân họ bắt gặp sao táo Ido năm trước lại ồn ào và mất trật tự cho xe, rồi Thần sợ nhà xe quá chu đáo với thần làm dân tình họ phát ghen thì khổ họ. Nhưng anh Hoàng ơi! Bước chân tới nơi ngoài dự đoán chẳng ai thèm ngó ngàng gì tới thần, táo phải chen lấn lên xe bởi lượng người rất đông, táo phải bịt mủi bởi mùi xe khó chịu, ghế ngồi thì ít còn chổ đứng thì cũng chẳng có. Táo mà không bám chắc thì đã văng từ trên xe xuống dưới xe vì cú phanh gấp của bác tài xế, đã thế phụ xe vô lễ chúng cũng suýt chửi nhầm cả thần. Rồi bổng dưng muốn mếu khi xe buýt tự dưng đứng trơ ra giữa đường cùng các xe khác cả tiếng đồng hồ. Nếu không vì thân thế chắc anh Hoàng ơi em quyết định thay ngay bác tài nhưng tình thế vô phương cứu chữa nếu em hay anh Hoàng cầm lái chắc cũng chỉ thế xe vẫn không thể nhíc lên trước được em lẩm bẩm “bó tay chấm com”. Anh Hoàng ơi! Tưởng đỉnh điểm của bức xúc đã xới lim vô cùng nhưng từ đẩu đâu mấy cậu choai choai chúng xô đẩy thần bất thình lình thần bị mất cái các vi dít thân thế của thần dần lộ ra. Bác tài và phụ xe dẹp chổ cho thần ngồi, mồ hôi họ vã ra giữa tiết tháng chạp giá rét thần không nở hô hét là thay hay đuổi nữa. Nhớ lời hẹn làm việc với anh Hoàng táo vội vàng xuống xe cuốc bộ nhưng mặt đường đả sử dụng kín từng centimet nên thần cũng không thể thoát khỏi được cái mê hồn trận mà thần quản lý. Thần ngơ ngác nhìn thấy có một chiếc xe cấp cứu cạnh bên, thần xưng danh là táo chúng không biết là táo thật hay táo giả nhưng vẫn cứ cho thần ngồi. Thần la, thần quát sao không bấm còi ưu tiên inh ỏi mà đi. Nó cải lại thần rằng có bóp mỏi tay cũng thế thôi ông à. Lúc này đến lượt anh tài ấy nói “bó tay chấm com” với thần.

      - Ta hiểu! Ta hiểu! Có nghĩa là ngươi nói giá thay ta xuống đó làm táo giao thông lúc này thì chắc cũng không xoay vời được tình thế phải không?

      Anh Hoàng ơi xem hình này anh thay em nhiệm kỳ này cũng khó

      - Dạ! Bẩm chính xác ạ.

      - Năm ngoái thì núp cột điện, năm nay thì lại ùn tắc! Thế chết chốc do giao thông gây ra thế nào nói cho ta hay?

      - Dạ! Bẩm, năm trước là tầm sư đoàn còn năm nay cở tập đoàn ạ!

      - Thế ngươi có đổi giờ làm có cấm… như Tào và Đẩu nói đùa năm ngoái không?

      - Bẩm anh Hoàng! Tào và Đẩu không nói đùa đâu, một số nước họ đã áp dụng rồi thần cũng tính áp dụng nghiêm túc chuyện giờ giấc giờ làm, giờ học, giờ…nhưng vấn đề nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn giao thông một số nơi ở hạ dưới do thần quản lý không nằm ở chỗ tất cả mọi người cùng đi làm vào một giờ buổi sáng và cùng về nhà vào một giờ buổi chiều đâu. Mà ở hạ dưới giờ cái gì cũng kéo về cố đô và hướng về các TP lớn, thần thấy ở các nơi này nhà cao tầng mọc lên ngùn ngụt nhưng đất dành cho giao thông của thần ngày một teo tóp, trong khi đó dân số ngoại tỉnh đến các tp này làm ăn khi nào cũng căng như cái bụng chửa gần sinh.

      – Dạ năm nay thần tính mở chiêu thu lệ phí lưu hành giao thông nhưng xem chừng lòng dân chưa chịu thuận với thần.

      - Thần định tính thu như thế nào mà dân tình suốt ngày than phiền ta vậy?

      - Thần đề xuất thu phí lưu hành xe máy 500.000-1 triệu đồng và ôtô 20-50 triệu mỗi năm.

      - Này Giao thông, đề xuất cái gì cũng phải có cái lý, cái tình, ta hỏi ngươi nếu thu phí cỡ đó mà tắc đường không giảm thì sao?

      - Thần lại tiếp tục tăng phí và tăng, tăng phí

      - Ngươi định làm cho ta ngất luôn sao, một chiếc xe ngươi thu tới 50 triệu chưa cao à. Lẽ nào hạ dưới tiền tệ trượt giá như thế này sao.

      - Thần tiếp tục tăng cho tới lúc dân thu hết xe trong nhà thì lúc đó giao thông lại giảm.

      - Ngươi tính cho dân tình đi lại bằng xe ngựa cả sao?

      - Này giao thông, tắc đường thì một mình khanh lo, chứ để hạ dưới tắc đường sống thì ta đâu có thể yên lòng được. Khanh nghĩ là ta ở trên này không soi thấu được dưới trần gian chăng? Đừng có tưởng trẩm không hay biết gì, ta thường xuyên vào Google đấy, ta gõ tên ngươi ngay lập tức có tới 962000 kết quả trong vòng 15 giây đấy,ngươi có tin không. Ta thấy dân tình lúc đầu kỳ vọng ở khanh rất nhiều nhưng giờ thì họ còn la ó đến cả ta nữa đó.

      - Khanh về nghĩ lại đi cho kỹ…cho… cho kỹ.

      - Này giao thông! Nếu nhiệm kỳ sau ta và dân cử khanh làm táo y tế, để khắc phục tình trạng quá tải khanh có tăng phí để muôn dân bớt đến bệnh viện không!? Thôi về nhà suy nghĩ, trả lời rồi mail lên cho ta nhé, bây giờ ta còn phải lục vấn các táo khác.

      0

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 2:52 pm

      Tiếc là chưa được thưởng thức bún bò của mẹ bác. Tôi cũng thích ăn bún bò, hủ tíu, bánh canh. Thích thì thích vậy nhưng lâu không ăn cũng không nhớ. Chỉ nhớ phở thôi, thật đấy. Gốc BK bự quá, hi hi.

      2

      0

      Đánh giá comment

      fairfaxva says:
      March 27, 2012 at 11:53 pm

      Ai muốn ăn bún bò Huế chính gốc thì xin mời thiệt lòng. Fairfaxva không mở quán nhưng đảm bảo nấu “ăn đứt” quán. Mời bà con bưng tô bún nghi ngút khói nè…

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 26, 2012 at 2:12 am

      Mấy bữa lang thang trên mạng tình cờ thấy bài thơ “Tiếng Nghệ” thấy cũng khá hay nên post lên cho Hà Linh và mọi người cùng thưởng thức nhé:

      TIẾNG NGHỆ

      Cái gầu thì bảo cái đài
      Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
      Chộ tức là thấy mình ơi
      Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
      Thích chi thì bảo là sèm
      Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
      Cá quả lại gọi cá tràu
      Vo trốc là bảo gội đầu đấy em

      Nghe em giọng Bắc êm êm
      Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
      Răng chưa sang nhởi nhà choa
      Bà O đã nhốt con ga trong truồng
      Em cười bối rối mà thương
      Thương em một lại trăm đường thương quê
      Gió Lào thổi rạc bờ tre
      Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
      Chắt từ đã sỏi đất cằn
      Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

      Delta góp têm chuyện làm du (dâu) để HL biết thêm một số từ Nghệ:
      Có một o (cô gái) con cưng nhà nọ, vốn không biết làm gì cả, trước ngày về nhà chồng mẹ o dạy nữ công gia chánh bà dạy o ta cách, nấu ăn, rửa đọi…bà dặn:
      - Trước khi rửa đọi (bát) xong, con nhớ nhúng khu (đít) xuống nước nha con.
      Nhớ lời mẹ dặn, về làm du (dâu) hôm đầu nàng xung phong đi rửa đọi, rửa xong đọi nàng vén (mấn) váy lên làm y như lời mẹ dặn. Mụ gia chộ rưa bổ cấy bêt xuống cươi. (mẹ chồng nhìn thấy ngã oạch xuống sân). Góp vui cùng HL cùng mọi người câu chuyện, chúc mọi người ngày đầu tuần làm việc hiệu quả và vui vẽ…

      6

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 2:32 am

      hehe ….

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 2:43 am

      Mạng cũng có những nụ cười bí ẩn kiểu Mô li sa, bác sỹ nhỉ?

      1

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 5:53 am

      Ầy, cảm ơn bạn Delta, HL ngài Nghệ-Tĩnh 100% Delta à, máy bay hạ cánh ở sân bay Vinh là bắt đầu giọng quê đặc sệt 100% rồi, chẳng thế mà hàng xóm toàn bảo là” cấy con HL ni, xa quê lâu rứa mà nỏ biết đổi giọng chi chi là răng hầy, răng mi dốt rứa nỏ đổi giọng té i như cái bọn mới đi 3 tháng về là giọng bắc, giọng nam líu lo”.
      Nghe Delta giới thiệu giọng quê mềnh với bạn bè bốn phương thấy cũng ấm lòng!

      1

      0

      Đánh giá comment

      CHUYỆN NGƯỜI BẮC VÔ NAM « CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO says:
      March 26, 2012 at 1:51 am

      [...] Blog Hiệu Minh – Chấp hành kỷ luật của anh Xôi Thịt và Tổng Cua, TC. Bình viết entry này, kể về những chuyện vui buồn của một “anh Bắc kỳ” đã, đang và sẽ sống ở miền Nam. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      mai says:
      March 26, 2012 at 1:46 am

      “Núa” ra thì “dị”, chớ mấy Bọ có Bọ mô biết chỗ mô mà con nít gọi cha mẹ là “Vú, Bọ” không rứa ? Hồi xưa, tui làm “đầu binh, cuối cán” có nhận 1 tân binh cùng họ, cùng tên. Mỗi lần viết thư về nhà là có câu :”Vú Bọ thân mến của con !” Tui hỏi, rứa mi quê gốc ở mô ? Hắn chỉ biết là dân Quảng Bình di cư thôi. Hồi nớ, đơn vị sắp đi K, tiểu đoàn cho tui đi phép “tranh thủ”, hắn nghe tên, mừng hụt, về trùm mền khóc! Tui phải lên “nói khó” với ĐĐ trưởng, đưa giấp phép của tui cho hắn đi. Còn tui thì liên miên chiến dịch tới hồi ra quân mới về nhà ! Cũng may mà Pôn-Pốt nó tha mạng cho về, bạn bè tui thì nó giữ lại Đắc-Cơ cả mớ.

      3

      0

      Đánh giá comment

      Chuyện người Bắc vô Nam « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online says:
      March 26, 2012 at 12:57 am

      [...] Blog Hiệu Minh. Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Xã hội [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Phùng văn Nhân says:
      March 25, 2012 at 10:33 pm

      Thank u Nhat Le- Tôi nhầm, của cụ Dương Khuê mới đúng. Viết nhanh nên quên…

      0

      0

      Đánh giá comment

      Phùng văn Nhân says:
      March 25, 2012 at 7:31 pm

      Gửi HM:
      Bác muốn tôi viết về Ivy League, gặp cuối tuần nên ngao du…Trở về thấy blog thay đã hai đề tài. Thích hai chữ Mộ Khóc của KD. Cô này chữ nghĩa tài hoa…E mail lại có vấn đề. Sorry!

      Nhân thấy bài Từ bắc vô nam tay cầm năm lá mơ…Nhiều bác nhắc đến người Kim Sơn nên viết vài dòng:
      Mẹ tôi cũng người Kim Sơn Ninh Bình. Sử ghi hai huyện Kim Sơn Tiền Hải do Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ lập từ thời vua Tự Đức. Ông này dân chơi, nổi tiếng có bài hát nói Hồng hồng Tuyết tuyết. Mới ngày nào chẳng biết cái chi chi…

      Mẹ tôi do học ở Nam Định nên không nói giọng địa phương. Người Kim Sơn thường nói không đúng các vần Tr, D, L…Nhưng bà ngoại thì chất Kim Sơn đặc. Bà thường mắng lũ cháu nghịch như quỷ Rữ, lại khuyên cháu vì tương Nai chăm No Nam Nàm…..Sau này có lần tôi hỏi bà: Biết nói sai sao không sửa? Bà bảo Người người nói thế. Nếu mình nói đúng tất họ cho là sai! Chí lý. Nghiệm ra trên đời có lắm điều sai. Nhưng con người quá lâu quen như thế, nghĩ như thế tất không chịu sửa…Quen đi đường một chiều.

      Đọc Delta, chàng bạo dạn đề cập nghĩa của chữ địt với người nam bắc. Tôi nghe chốn bình dân bàn chuyện chữ Đ. Viết tắt, không bạch văn như Delta.

      Chuyện kể:
      Ngày xưa, năm 1976. Đôi vợ chồng Hà Nội vì sinh kế dời vào Sai Gòn. Họ ở cùng nhà với cặp vợ chồng người nam. Nam dưới nhà, bắc trên gác gỗ.

      Anh bắc làm thơ hay nhiều người ái mộ. Chiều tan sở thường có bạn bè rủ rê thơ rượu. Ngày nghỉ cũng rượu thơ…Đêm về cứ thế là ngủ. Vợ tuổi xuân phơi phới, giận chồng mê nàng thơ bỏ bê chuyện…lý sự!

      Đêm nọ thi sĩ quen tật rượu chè ngâm vịnh chán, định lăn ra ngủ…Vợ gọi bật dậy: Này mình, này mình, yên nghe…Từ dưới nhà có giọng đàn bà:
      -Kỳ wá…kỳ wá. Anh nằm mà Đ… woài!
      Lát sau lại nghe:
      -Anh nằm Đ…Bây giờ lại đứng Đ..

      Cô vợ bắc liếc nhìn thi sĩ tình tứ. Bỗng nhà dưới tiếng nữ vọng lên:
      -Anh này wá cỡ. Nằm cũng Đ…Đứng cũng Đ…Giờ lại vừa đi vừa Đ…

      Cô vợ bắc chì chiết, cái thứ thơ thẩn nhà anh, sao không lấy gương người ta mà…học tập?

      Nghe vợ mắng, thi sĩ không giận, lại thành khẩn khai báo:
      - Thật với em, nằm Đ.. anh làm được. Đứng vẫn có thể chiều em. Nhưng vừa đi vừa Đ..thì anh không thể!!!

      13

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:45 pm

      Vái ông Nhân mấy vái. Vừa làm vườn xong, mệt nhưng đọc blog cứ cười mãi. Vừa đi vừa còm còn khó nữa

      6

      0

      Đánh giá comment

      D.Nhật Lê says:
      March 25, 2012 at 10:10 pm

      Bác Nhân ơi ! Hình như bài ‘Hồng Hồng Tuyết Tuyết’
      là của cụ Dương Khuê,chứ không phải của N.C.Trứ !

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 26, 2012 at 1:50 am

      Chào bác Văn Nhân. Quả là chuyện của chàng thi sỹ chuyên bầu rượu, túi thơ được đặc tả dưới bàn phím của văn nhân làm em cười rũ rượi, Delta chỉ biết đánh đùi cái đét thôi.
      Bác đọc đên đoạn đầu rồi có đọc tiếp phần Delta viết không? Delta có giải thích nghĩa đằng sau rồi mừ.
      Hồi Delta ở miền Nam ấy, mấy anh chị nói ở đây dứa (quả dứa), gọi là thơm (quả thơm). Sau này tán được cô em miền nam, em thấy dân miền nam cái gĩ cũng rõ ràng khác với ngoài em, nên trước khi định thơm nàng cái em cũng xin phép cho rõ ràng. Em xin đằng ấy cho anh dứa cái! Cô nàng tá hỏa chạy mất tiêu. Rõ là ngồi dứa, đứng dứa…thì được nhưng mà đã chạy thì không dứa được. Em nghĩ chắc nàng không yêu nên không cho mình dứa, rứa là em tạm biệt nàng đi tán em khác.

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:04 pm

      BS người Nam dặn bệnh nhân người Bắc sau khi mổ: Ca mổ thành công rồi. Tuy nhiên phải cố gắng đi lại, tốt nhất là địt được vài cái thì mới chắc chắn là ổn thỏa.
      Hôm sau gặp BS, bệnh nhân phều phào: Em cố gắng địt lả cả người mà càng ngày càng… yếu.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Tin thứ Hai, 26-03-2012 « BA SÀM says:
      March 25, 2012 at 7:02 pm

      [...] Hiệu Minh Chuyện người Bắc vô Nam [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      3CANG says:
      March 25, 2012 at 5:33 pm

      Bận quá, báy giờ mới ghé thăm nhà TC được. Quả thật rất bất ngờ và hào hứng khi đọc bài này của TC Bình cùng các còm. Một văn phong có nét giống TC. Chữ nghĩa viết trơn tru, dí dỏm. Cứ đà này, sau mấy hôm vừa qua TC có công phát động, kích hoạt phong trào “nhà văn nhân dân”, trộm nghĩa, đã có tiền đề để chuẩn bị thành lập Hội nhà văn “tre trẻ” HANGCUA. Có thể tạm chia thành các bộ môn. Ký sự trào phúng có Chủ tịch TC, có TC Bình, … Truyện ngắn mộc mạc kiểu khoai lang có Delta, Chinook, gã Cao bồi đẹp chai… Hà Linh (hôm nay viết còm mượt mà lắm) thuộc nhóm tiểu thuyết đa đa cùng với KD…. Thơ trào lộng có HTT… Đặc biệt có bộ môn của kịch tác gia F361. Vân vân và vân vân.
      Đã khuya rồi. Chúc mọi người ngủ ngon.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:47 pm

      Bà con nên đóng góp “cây nhà lá vườn” cho vui. Ai có kỷ niệm gì hay nên viết ra, vừa chia sẻ tình cảm, vừa học viết, vừa học còm… lợi đủ điều. Sau vài tháng luyện trên hang Cua về tự mở blog, hit lên vù vù.

      Cu Xôi Thịt sắp thành blogger nổi tiếng rồi chỉ vì hắn hay vào hang Cua tán vớ vẩn. Mà có khi cua được cả chân dài cũng nên.

      10

      0

      Đánh giá comment

      phongnguyen56 says:
      March 25, 2012 at 4:48 pm

      Gia đình tôi gốc ở Quảng Bình. Năm 1954, di cư vào Nam, sống tại Nhatrang. Tuy được sinh ra ở Nhatrang, nhưng vì sống ờ một khu vực toàn là người di cư miền Bắc, nên tụi tôi nói hoàn toàn bằng giọng Bắc, tuy vậy khi ở nhà, gia dình vẫn nói với nhau bằng giọng của Quảng Bình pha Huế.

      1973, Tú Tài xong, trước khi vào lính, tôi được cha tôi cho ra Huế thăm ông anh lớn đang đóng quân ở đó. Và quen với một cô gái Huế, gần nhà anh tôi. Huế buồn, nhất là vào những ngày mưa dầm, nhưng vẫn không buồn bằng đôi mắt mang mang của con gái Huế, vào buổi chiều mưa bay ở quán bánh khoái cửa Thượng Tứ, khi chia tay.

      Rồi cuộc tình cũng không đi đến đâu, ngoài lý do xa xôi cách trở, sau này tôi mới được biết qua ông anh, là tôi thường bị nói lai giọng Huế khi nói chuyện với cô ấy. Cái ấn tượng mạnh cho nàng từ giọng Bắc trầm ấm (hy vọng thế :-) ) của tôi trong những ngày đầu, đã dần dần tan theo răng tê ri rứa mất rồi :-) .

      Sau này, tôi gặp rất nhiều cặp, vợ Huế, chồng Bắc và hầu như chưa bao giờ gặp vợ Huế, chồng Nam. Tóm lại, con gái Huế dễ bị cưa đổ bởi giọng nói của mấy chàng xứ BK :-) , không biết có đúng không?

      4

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:50 pm

      Người Huế làm gì cũng chậm, đi chậm, nói chậm, ăn chậm, chả hiểu khoản khác có nhanh không. Vì thực ra Huế mưa buồn, thiếu nữ chỉ ngồi cửa sổ ngắm trời mưa, chàng cũng vậy, chả biết làm gì nên chỉ biết thơ, văn. Bác PN nói chính xác đấy, cô Huế nào lấy BK thì mê luôn và ghen thì thôi rồi. Mình có anh bạn lấy gái Huế, bị ghen ghê quá, đành bỏ. Sau lấy cô khác thì chính hắn ghen. Cuối cùng thấy tiếc, giá mà để bị ghen còn hơn là mình ghen

      4

      0

      Đánh giá comment

      Mài Đinh says:
      March 26, 2012 at 8:43 am

      Tôi có nhiều kỷ niệm với Huế. Nhân bác Tập Cận Bình kể chuyện khác biệt về ngôn ngữ, tôi kể hầu các bác 1 câu chuyện.

      Cuối năm 2004 đầu 2005, tôi từ Sài Gòn ra Huế phụ trách văn phòng đại diện. Văn phòng chỉ có 2 nhận sự: một cô gái Huế rất trẻ trung, xinh đẹp, người thứ 2 là tôi.

      Một buổi sáng sớm, cô nhân viên người Huế bàn giao tiền cho tôi. Một l úc sau cô ta hỏi: “Đụ chưa anh?”. Mẹ cha ơi, trong phòng chỉ có 2 người mà nghe cô gái cực kỳ xinh đẹp hỏi câu đó thì…..

      Câu chuyện sau đây tôi nghe các bạn miền Trung kể.

      Hai vợ chồng (vợ người miền Trung) và cô em chồng ăn củ mì (củ sắn) luộc. Cô vợ chợt nổi …sóng tình nên khều chồng vào trong phòng. Lát sau trong phòng phát ra tiếng kêu của cô vợ “Sượng quá anh ơi”. Ngay lúc đó cô em vừa ăn hết mì nên nói vọng vào: “Sượng thì cho một củ”.

      4

      0

      Đánh giá comment

      Tantruonghung says:
      March 25, 2012 at 4:38 pm

      Người Bắc vô Nam nhiều lắm, kéo dài hàng mấy trăm năm song đợt cuối năm 1954 đầu năm 1955, trong mấy tháng di dân khoảng 1 triệu người. Đó là đợt di dân lớn nhất trong lịch sử. Ở các thành phố lớn của miền Bắc hầu như gia đình nào cũng có người thân, họ hàng vào Nam. Tôi còn nhớ bên hông tàu điện ở Hà Nội lúc đó có dòng chữ
      DUNG O BAC NGUY HIEM có nghĩa là: đứng ở bậc nguy hiểm, sau này phải bỏ vì bị hiểu là: đừng ở Bắc nguy hiểm.
      Những gia đình có người ruột thịt như bố, mẹ, con, vợ, chồng, anh, em ruột đi Nam(theo từ gọi hồi đó) sau này đều bị phiền phức. Thôi, không muốn nói nhiều về vấn đề này nữa, chỉ xin kể về chuyện nhỏ của tôi. Cuối năm 54, bà chị họ tôi trước khi vào Nam có gởi đứa con gái(bằng tuổi tôi) ở nhà tôi mấy hôm. Hai cậu cháu chơi đồ chơi với nhau, sau đó tranh nhau cái thước kẻ gỗ. Vì tôi là con trai nên tôi giật được và giữ lấy. Sau nó vào Nam, tôi để cái thước kẻ trong ống bút của nhà nhưng ân hận mãi, sao mình lại tranh với cháu. Mỗi lần nhìn cái thước lại nghĩ đến nó. Sau 1975 vào Sài Gòn, gặp lại bà chị thì được biết nó mất rồi. Buồn quá! Bây giờ kể lại vẫn không dám nhắc đến tên nó.

      9

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 25, 2012 at 3:17 pm

      Sau một đêm thức trắng canh nồi bánh tét, anh chồng vẫn rất tỉnh táo. Anh hồ hởi nói với vợ:
      - Luộc bánh xong ta mần một cái em nhé!
      - Dạ- Chị vợ vui sướng trả lời.
      Rồi chị nhanh nhẩu ra giếng khơi xối nước ào ào, thay bộ quần áo mới, vào buồng nằm đợi.
      Anh chồng vớt bánh ra xong rồi mà chả thấy vợ đâu. Anh vô nhà gọi to:
      - Em đang ở mô? Anh bảo luộc bánh xong ta mần một cái mà em đi mô rồi!
      - Em đã tắm rửa sạch sẽ rồi, đang nằm đợi anh mần một cái đây. Anh vô nhanh với em đi.
      - Cái mụ này. Mần là mần cái chi lúc này! Đói lắm rồi, mụ ơi!

      11

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:30 pm

      Bài của TC Bình (ông Xôi Thịt dịch là Tập Cận Bình) được bạn đọc Nam ra Bắc sống (gọi là tập kết), và bạn từ Bắc vô Nam (gọi là di cư) phản hồi rất thú vị.

      Bạn nào có chuyện tình Nam Bắc viết cho Cua Times đi nào.

      3

      0

      Đánh giá comment

      chan says:
      March 25, 2012 at 3:51 pm

      Em cũng có quen vài cô người MN ,thỉng thoảng các nàng có qua chỗ bọn em chơi ,nấu ăn .Có lần một cô nói “anh ơi cho em xin cái muỗng “em liền lấy cho cái rổ ,cả hội cười vang mình ngượng thì thôi .Năm 1990 cao trào của người Việt ở Đông Âu vượt biên qua Tây Đức bắt đầu .Em thì lừng khừng chưa đi vì tìm nước khác chứ ko thích Đức .Cơ hoi chợt đến khi người bạn ở Đông Đức sang thăm .Ông bạn nói sanh HL có cơ hội đấy .Thế là em chuẩn bị ra đi rất bí mật chỉ nói nhỏ với một em người Nam anh sẽ vượt biên ,anh ko về VN đâu .Cô hỏi anh đi đâu ,em nói sang HL người bạn bên Đ Đ đã chuẩn bị hết rồi .Cô nói cho em đi với ,hơi ngạc nhiên em hỏi “em đã có người yêu rồi đi làm sao được “cô đáp yêu chơi bời thì có gì đâu ,đường ai nấy đi “.
      Em nghĩ một lúc sau nói “ko được đâu em ơi ,đi nghe nói khổ lắm …”
      Cô ấy nói “khổ em chịu được “em lại nói “cứ để anh đi ra sao rồi anh viết thư về em đi sau vậy …”Cô nàng giận và tiếp “vậy thì thôi đi”.
      Giờ nghĩ ko biết nàng đã ra sao nhỉ ?

      3

      0

      Đánh giá comment

      Lan says:
      March 25, 2012 at 1:53 pm

      Nam Bắc Đông Tây đâu cũng có cái riêng dù có pha loãng đến đâu chăng nữa, cũng như ở Thủ đô Việt nam bây giờ đang thành lập hội đồng hương Hanoi của thành phố Hà lội !!!

      6

      0

      Đánh giá comment

      nguyenhong48 says:
      March 25, 2012 at 1:17 pm

      Bài đọc thú vị.
      Tôi người Nam nhưng tập kết ra Bắc từ nhỏ. Ở tập thể toàn người miền Nam, nên vẫn nói giọng Nam. Sau 1975 lấy vợ Bắc, nên ở lại Bắc, con cái cũng nói giọng Bắc (HN). Thế nhưng đến bây giờ, đã trên 60, ở miền Bắc hơn nữa thế kỷ, mà mỗi lần nói chuyện, nhiều người vẫn hỏi:”Bác mới ra HN à? Dù vậy tôi vẫn thấy người miền Nam thật thà, đôn hậu hơn. Họ không có thứ văn hóa “củ chuối”, “nhìn đểu”, họ phóng khoáng và cấp tiến hơn người Bắc.

      20

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:35 pm

      Nhìn đểu, văng tục… đó là kết quả của giáo dục trong gia đình và nhà trường. Người Bắc dạy con cháu phải mời cơm, nhưng hình như người Nam thì không.

      Hồi mới hòa bình 1975, vào công tác ở SG, tôi bị choáng bởi người ở đó ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, một dạ, hai thưa. Thanh niên không nói tục, chửi thề.

      14

      0

      Đánh giá comment

      Khách Saigon says:
      March 26, 2012 at 6:06 am

      Người miền Nam có mời ăn cơm chứ bác Cua, mời thật tình, nếu ở nhà quê thì làm gà hay bắt cá để đãi cơm, nếu ở thành phố thì xem lại có phải mua thêm gì không. Khi mọi người được mời ngồi hết vào bàn thì ráp vô ăn thôi (cùng ăn ), có thể nghe mấy câu giới thiệu như cá này tươi lắm, món này do chị … nấu …
      Ý bác Cua là chắc không nghe người Nam khi ngồi vào bàn ăn nói các câu mời anh xơi, mời chị xơi hay dùng bạo đi, cái này tôi xác nhận không có. Nói nhỏ thôi dân Nam không bệnh hình thức
      Tôi đọc entry đến đây, chỉ mới có bác Cua nhận xét là người Saigon ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, một dạ, hai thưa, chưa thấy bác nào viết về giọng Saigon.

      3

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 25, 2012 at 3:22 pm

      Đất đai mênh mông, sông nước miên man của vùng Nam Bộ đã tạo ra nếp sống phóng khoáng của dân vùng này chăng?

      14

      0

      Đánh giá comment

      ti4mat says:
      March 25, 2012 at 7:54 am

      Kính các bác, tôi cũng là dân bắc kỳ di cư, sau năm 1975, người ta hay nói giỡn là dân bắc kỳ đuổi tây quá đà nên vào nam (Cũng như những người Việt đi mỹ những năm 1975 – 79, 80 được gọi là Việt kiều đuổi Mỹ quá đà vậy mà). Sự khác biệt giữa các vùng miền không chỉ là ở giọng nói mà còn cả ở tính cách, nhớ lại sau 30/4/1975, lớp thanh niên lỡ cỡ như chúng tôi với lý lịch dính, liên quan tới tùm lum, thật sự chẳng có thể làm được gì cả, đành đăng ký đi TNXP, tôi ở chung với mấy ông nam kỳ rặt, chiều chiều đi chơi vòng quanh nông trường, qua những lán mấy ông bắc kỳ mới vào, thấy mấy ông ăn cơm, thế nào cũng được mấy ông mời “lơi” “Mời mấy bác xơi cơm” thế là mấy ông nam kỳ cứ thật tình “Xơi” chẳng thèm để ý thấy điệu bộ của chủ nhân, lại phải nhịn đói đãi khách, trong khi đó mấy ông bắc kỳ mà qua lán tụi tôi, khi được mời thì cứ từ chối đây đẩy. Tính khách sáo của người miền Bắc di cư hình như đã ăn vào máu thịt dù đã sống ở miền nam cả 1/2 thế kỷ có lẽ là do giáo dục cả. Vậy mà bây giờ có lẽ người miền Bắc lại tự nhiên hơn cả người miền Nam nên mới có thành ngữ “tự nhiên như người Hà Nội” nghĩ lại cũng thấy buồn.

      15

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:39 pm

      Đúng thế. Người Bắc ta có kiểu mời “lơi”, mời lấy lệ. Thực ra phải hiểu “Mời bác ăn cơm” nghĩa là chào bác, bác lại nhà chơi. Không phải đó là câu mời bác ngồi vào mâm.

      Khi hiểu thế rồi thì không ai tự nhiên ngồi vào mâm cả. Đây là qui ước từng vùng, không thể nói đó là đúng sai, hay dở. Mà sống ở đâu thì ta nên hiểu phong tục nơi đó.

      Dân Bắc phải mời gẫy bát gẫy đũa mới ngồi vào ăn vì sợ ngồi ngay bị cho là kẻ chết đói. Dân Nam được mời mà kô ngồi vào bàn ăn thì bị cho là không thật lòng.

      Sang Mỹ thì chả ai mời, của thằng nào thằng ấy chén, tiền đứa nào đứa ấy trả.

      15

      1

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:17 pm

      Người Bắc từ nhỏ đã được dạy dỗ là: Khi ăn không mời người trên là vô lễ, không mời người ngang hàng hoặc kẻ dưới là khinh người. Kể cả đang ăn nhìn thấy người khác cũng thế. Người Nam đã mời là mời thật sự chứ không phải do phép tắc. Người Nam chê người Bắc là mời lơi vì thế.

      4

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 25, 2012 at 7:45 am

      HL thì người miền Trung nhưng rất yêu thích những vùng miền khác bởi sự độc đáo về văn hóa của vùng đó. Riêng về vùng đất Nam Bộ thì có lẽ là một tình cảm tự nhiên từ bé khi đọc những tác phẩm văn học về Nam Bộ. Còn nhớ đọc chi tiết những cơn gió lay làm xoài rơi lộp độp sau vườn, rồi sáng hôm sau các bà các chị làm món xoài ướp nước mắm, ớt, đường vừa ăn vừa xuýt xoa ..rồi những bông điển điển , những rặng trâm bầu, những dòng sông mênh mang….người Nam Bộ phóng khoáng, hào sảng và chân tình…những miệt vườn lung linh trong trí tưởng tượng…đọc sách thì cứ mơ ước ngày nào lớn lên sẽ đến đó. Vây nên, khi còn là sinh viên thì lập mưu để đến bằng được Sài gòn trong kỳ thực tập.
      Một trong những kỷ niệm thú vị mà HL nhớ mãi liên quan đến sự khách sáo và không khách sáo. Số là, một lần,giờ nghỉ trưa ở cơ quan thực tập thì HL nghĩ bụng là sẽ đến nhà chú họ ở Tân Định chơi và ăn trưa ở đó luôn. Khi đến nơi thì gia đình chú thím và các em chuẩn bị ăn trưa. Chú hỏi:” HL ăn trưa chưa, nếu chưa thì vào ăn với chú thím luôn!”, HL thì quen như ở ngoài này tức là phải đợi mời ” gãy bát gãy đũa” thì mới ngồi vào ăn chứ nếu chỉ nói qua thì giữ ý không nhận lời, vậy nên khi nghe chú hỏi vậy thì trả lời:” Dạ, cháu ăn rồi ạ”!, tưởng là chú sẽ bảo:” Ăn rồi nhưng thôi ăn thêm chút nữa với chú thím đi” như ở ngoài quê, ai ngờ chú lại bảo:” Ăn rồi thì ngồi chơi đợi chú thím và các em nhé!”- Trời đất, biết làm sao bây chừ, không thể nói là:” Cháu thực sự đang đói lắm!”, nên đành nhịn qua bữa trưa và học được bài học là lần sau phải nói thật ngay từ đầu.
      Nói chung, cá nhân HL nghĩ, mỗi vùng đất, xứ sở đều chứa đựng những thú vị về văn hóa, những nét đẹp ở sự khác biệt và chỉ có cách là tận hưởng vui vẻ mà thôi.

      13

      0

      Đánh giá comment

      hoadainhan says:
      March 25, 2012 at 8:06 am

      HL ơi, con gái miền trung yêu chung thủy và cũng mặn nồng, mãnh liệt lắm đó nha, nói ít mần nhiều mà.

      8

      0

      Đánh giá comment

      suhien says:
      March 25, 2012 at 6:59 am

      Không biết có đúng không, nhưng tôi nghĩ nếu mình ở đâu lâu cũng sẽ bị nhiễm phong thái, cách ăn nói, cư xử ở nơi đó.

      Không những thế, ngay cả hình dáng khuôn mặt, cách biểu lộ cảm xúc cũng dần dần giống dân xứ đó, người ta nói là do phong thủy thổ ở đó tạo ra. Vi thế đa số các cặp vợ chồng thường có khuôn mặt giông giống nhau.

      Ở nước ta, khác nhau dễ nhận thấy nhất là 3 miền Nam, Trung, Bắc, ngoài ra còn nhiều vùng miền nữa, mỗi nơi mỗi vẻ. Có 1 chuyện vui kể rằng có một nạn nhân bị xe lửa cán chết, khi khám nghiệm tử thi chỉ cần nhìn những gì lòi ra trong quần nạn nhân là sẽ biết người đó là người miền nào. Nếu thấy lòi ra cọng rau muống thì đích thị Bắc kỳ, lòi ra cọng giá sống thì đích thị là Nam kỳ, còn nếu rơi vãi nhiều hạt ớt thì là Trung kỳ.

      6

      14

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:41 pm

      Giá mà bác bỏ đoạn sau thì đỡ bị thumb down hơn, vì nghe chuyện bị tầu hỏa cán, hơi ghê người…

      3

      0

      Đánh giá comment

      F361 says:
      March 25, 2012 at 5:53 am

      Những nhà lý tưởng chủ nghĩa rất khoái cái chủ nghĩa san bằng. Mà san bằng thì sẽ chết. Đó chế độ toàn trị Liên Xô, Đông Âu, vì san bằng mà toi. Khối Eurozone rồi cũng sẽ đi đái.
      Tại sao, tôi phải loanh quanh dài dòng để làm gì? Để chứng minh là phải phân biệt vùng miền, có vây mói có bản sắc riêng. Có cái (ví dụ tập tục…) ở chổ này là rất hay, nhưng qua chổ khác là trò cười; nơi này được tôn sùng, thi chổ khác bị chế bai.
      Tôi là dân gốc Quỳnh Lưu, xứ Nghệ, nhưng là xứ Nghệ của hơn 300 năm trước. Cuố thế kỷ 15, ông tổ 8 đời, vì tội gì đó nên Nam tiến kiếm đường sống, đi thẳng vào Đồng Nai… Nhưng sau đó ông quay ra Huế một thời gain, vì là quan võ cao cấp nhà Chúa Nguyễn. Chúng tôi gọi những người thế hệ ông tổ – kéo dài hai trăm năm – là dân Bắc Kỳ tử tôi. là tủ tội với xứ bắc kỳ nên phải trốn vào Nam để có đường sống. Sau đó là các thế hệ BK tù binh 9chiến tranh Trịnh Nguyễn), BK lính thú, lưu đày, qua thế kỷ 20 là BK cao su, BK di cư, BK xâm lược, BK tiếp quản, BK tập kết, BK ăn theo, Bk cứu đói… Đến nay thì không biết nói sao nửa cho xiết :
      a/ xem phim, thấy có cô nhà báo (Mùa lá rụng trong vườn) có scandal tình ái, thế là từ HN chuyển vào SG công tác và định cư. Bấy giờ chắc đi Mỹ, Pháp, Úc, hay Nga gì đó…
      b/ Các nàng chân dài, ca sĩ, diển viên hạng B, C… HN cũng lủ lượt Nam tiến khi đã có chút danh ở HN.
      c/ Các ông bà lão, chức thấp nhất là bí thư chi bộ thôn, cao thì đến Bộ trưởng, suốt đời chưa từng có một đóng góp trực tiếp nào cho SG nói riêng, cho Nam Bộ nói chung, gốc ở hơn 30 tỉnh thành BK, Sau khi “hiêu”, cũng xin một suất hộ khẩu phó thường dân Nam Bộ. Tới nơi là đăng ký sinh hoạt đảng địa phương ngay lập tức. Không biết may hay rủi, vử nhắm mắt, là Đảng ủy (Phường, Quận, huyện, tùy chúc vụ trưc khi hiêu) phải có cáo phó trên HTV, có một suất đất nằm trên nghĩa trang TP ở Linh Trung hoặc Gò Dưa… cũng tùy chức vụ và tài chạy của con cái). Nhửng tiêu chuẩn này, nếu ở ngay Hà Nội và các tỉnh lỵ, chứ đừng nói ở cái thôn heo hút nào đó của Việt Bắc hay cái làng ven biển nào đó của Hạ Long, thì các lảo tiền bối này nằm mơ cũng không nghĩ ra được.
      Vậy thì cái đám BK này gọi là gì?

      Thành ra phải có phân biệt vùng miền.

      Kể thêm một chuyện đề thấy cái đó là cần. Đó là sau 30/4/75, mỗi tỉnh ngoài Bắc được lệnh lập một đoàn cán bộ quân, dân, chính, đảng do một phó bí thư hoặc phó chủ tịch tỉnh cầm đầu (khoảng 200 – 300 người) kéo vào tỉnh kết nghĩa để giúp đở cải tạo XHCN (ví dụ Hà Nội – Sài Gòn, Hải Phòng – Đà Nẳng, Ninh Bình – Bạc Liêu…). Các đoàn này đã đem theo các quản lý hành chính, kinh tế quá lạc hậu, nên hậu quả bây giờ nam Bộ vẫn còn gánh sau 30 năm cải cách mở cửa. Đặc biệt các tập quán canh tác nông nghiệp lạc hậu, quản lý nông thôn kiểu HTX… gây nên sự phản đối quyết liệt của người nông dân Nam Bộ, kể cả các cán bộ chấn trụ tại chổ (nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết… thế này là phân biệt vùng miền rồi chứ còn gì nửa). May mắn có sách lược “nhất trụ…” nên các đoàn này đến năm 1978 phải giải thể rút về Bắc.

      Hôm qua , báo mạng DatViet có 2 bài viết về chuyện kỳ thị lao động các tỉnh Thanh – Nghệ – Tỉnh, tại các khu CN ở SG, Binh Dương… Đâu có thiều các ông chủ DNTN là dân BK (vùng Đồng bằng Bắc Bộ). Thế tại sao, họ vẫn không tuyển dụng dân Thanh – Nghệ – Tỉnh (cái này gợi nhớ tới kiêu binh tam phủ, ấp thang mộc của các Chúa Trịnh). Vậy thì các ông chủ BK này có phân biệt vùng miền không? Đâu chỉ riêng dân SG, dân Nam Bộ…

      Quay lại chuyện của tôi. Hổi 1995, khi được một nhà ngoại cảm rất có tiếng vùng Khu Bốn (chuyên tìm một liệt sĩ bộ đội VN ở Lào) cho biết, ông tổ của mình gốc ở Quỳnh Lưu. Anh em tôi chia nhau ra Quỳnh Lưu tìm họ gốc. Qua mấy năm tìm, nhưng không có kết quả, dù có mở rộng địa bàn tìm kiếm. Chúng tôi đành giả từ giấc mơ quê gốc. Mà chỉ còn nhớ, mình là dân SG chánh gốc hơn 300 năm.
      Nhân tiện nói thêm, trong quá trình truy tìm quê gốc, chúng tôi tiếp xúc với nhiều người , kể cả kết hợp đi chơi Bắc Bộ. Khi được hỏi là trong SG ở đâu, chúng tôi nói : ở Gò Vấp, thì dân xứ BB hỏi lại là ở Nguyễn Kiệm, hay Quang Trung, Phan Huy Ích, Cây Trâm… vậy mới biết cái xứ Gò Vấp của tôi quả là đất lành chim đâu, rộng cửa cho dân Bắc – Trung – Nam tới lập nghiệp định cư. Gò vấp đã từng có một Xóm Mới của dân BK di cư 1954, nay là của bao nhiêu BK… Vậy Gò Vấp có phân biệt vùng miền không? Có cần phân biệt không?

      Cần ! Rất cần! Có như vậy mới tạo nên một diện mạo đa dạng, môt nền văn hóa đa diện của nước VN, của người VN.
      Chỉ cần nhớ một điều chúng ta là hâu duệ từ một bọc 100 trứng của Mẹ Âu Cơ. Ngay hồi đó, chúng ta đã đa diện như vậy thì bây giờ tại sao lại sợ.

      Sang năm, tới Hoàng Sa!

      F 361

      13

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:44 pm

      Chúng ta chỉ cần hiểu văn hóa vùng miền sẽ dễ làm ăn, sinh sống hơn. Các cụ nói “Nhập gia tùy tục” là có lý.

      7

      0

      Đánh giá comment

      kaka says:
      March 27, 2012 at 1:23 am

      Đọc F361 mới biết có nhiều thành phần BK đến vậy. Riêng tôi, sau 75, thường được nghe
      nhất là câu hỏi : …’.là Bắc Kỳ năm tư (1954) ? hay Bắc Kỳ bảy lăm (1975) ?’
      Ý của câu hỏi thì tùy theo người hỏi là ai và trong tình huống nào.

      0

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 5:46 am

      Hehe, bác TC Bình kể chuyện người Bắc vào Nam nghe hay thật, những chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất thực.

      Để đáp lễ, Cao bồi xin kể lại một kỷ niệm của người Nam khi ra Bắc nhé.

      Lúc đó khoảng 2006, Cao bồi ra các chi nhánh ngoài Hà Nội công tác. Chiều rảnh rổi,muốn đi thư giản tí, nhưng lén đi một mình không dám nhờ các đồng nghiệp ngoài đó hướng dẫn.

      Đi lòng vòng đến một con đường tên gì quên mất (ngoài đấy hình như gọi là phố..chứ không gọi là đường), dọc hai bên đường thấy rất nhiều nhà treo bảng hiệu cà phê tẩm quất ! Cao bồi cũng hơi hiếu kỳ, xưa nay uống cà phê cũng nhiều loại : pha sửa, pha rượu rum, pha bạc hà, kể cả cà phê cứt chồn ! Nhưng cà phê mà ướp với trái tắc (tẩm trái quất) thì chưa hề. Phải thử xem đặc sản miền bắc này xem sao.

      Thế là Cao bồi lò mò vào một quán trông có vẻ khá nhất. (thú thực, nhìn các quán này trông rất đơn sơ, có vẻ hơi nhếch nhúa). Đang tìm một cái ghế và bàn để ngồi, thì chị chủ quán đon đả mời lên gác. Cao bồi hơi giật mình, chắc là cà phê đèn mờ như trong Nam rồi. Thế là CB lên tiếng : ngồi ngoài đây được rồi, cho tui xin cái cà phê tẩm quất đi, càng quất nhiều càng tốt !

      Chị chủ quán nói vậy thì mời anh lên trên, các em nó sẽ mang cà phê lên cho anh và tẩm quất mạnh vao.

      Thế là đoạn tiếp ra sao các bạn biết rồi đó. Mình được lột sạch và đấm bóp mát xa cật lực theo yêu cầu. Hix, hỏi các em tại sao không ghi bảng hiệu là xoa bóp, mát xa ? các em nói ghi thế phải đăng ký kinh doanh rắc rối, ghi tẩm quất nghe nó bình dân hơn, nhưng các em nói là vẫn phục vụ tới bến !

      Buồn cười chuyện này nũa, lúc đang tẩm quất, em hỏi mình có “buồn” không ? Mình ngớ người ra, hỏi sao anh lại phải buồn, đang nói chuyện vui vẻ thế này . Em nói làm thế này mà anh không “buồn” à ? Vừa nói em càng khều, càng chọt mình thêm… Nhột quá mình vùng vẩy, thế là em cười bảo sao lúc này anh nói không thấy “buồn”. ?

      Mô phật, lúc đó Cao bồi lại học thêm từ mới, ngoài đấy mà nói “buồn buồn” thì có nghĩa là “nhột nhột” trong Nam đó !

      Từ đó về sau, hể NCB nghe cô nào nói “anh làm em buồn..” thì giật nảy mình, phải xem lại bàn tay của mình đang để đâu làm cái gì vô tình khiến cho em “buồn”. Hix.

      38

      3

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 7:09 am

      Những cái không diễn đạt bằng ngôn ngữ mà sao CB cứ cần nói chuẩn mới hiểu nhỉ. Mình xin kể chuyện bất đồng ngôn ngữa này CB nhe:
      Số là ở phố nọ có một gia đình vợ chồng công chức người gốc Hà Nội sống trong ngôi biệt thự ba tầng rất khang trang. Kế bên là ngôi nhà tạm do vợ chồng người dân Nghệ thuê để thu mua đồng nát.
      Chị hàng xóm người Hà Nội có anh chồng làm giám đốc cở to đi suốt ngày, giao lưu khắp nơi thường về nhà là lên giường nằm thưỡn người ra ngủ quên cả cởi dày, chị vợ cởi dày cho anh xong buồn rầu, chán nản với điệp khúc “ngày nào cũng thế, ngày nào cũng vậy cứ uống say là anh…” nên chị ra ngoài ban công thở than, rồi chị chợt nghe tiếng chọc gheo từ dưới ngôi nhà vợ chồng lao động dân Nghệ vọng lên, nghe rõ tiếng người vợ Nghệ An nói với chồng:
      - Anh làm cái gì mà cứ địt suốt, địt liên tục, địt đến nổi em không tài nào chịu nổi. (xin lỗi cứ đọc tiếp đừng nghĩ tục tôi sẽ giải thích sau)
      Người vợ Hà Nội thấy gia đình người ta tối về vợ chồng chọc ghẹo nhau rồi nghe chị vợ người Nghệ An trách chồng… mà cứ thầm ước giá như ông giám đốc nhà mình được một phần ba anh chồng Nghệ kia thì cuộc sống nó tuyệt biết mấy đằng này đi về là nắm khèo ra, chả nên cơm cháo gì cả. Suốt đêm hôm ấy, chị vợ người Hà Nội chỉ mong trời sáng mau mau để xuống hỏi người hàng xóm bí quyết cho chồng ăn cái gì mà thuộc dạng “một người khỏe hai người vui vây”. Rồi trời vừa tảng sáng, chị người Hà Nội vội vả xuống nhà hàng xóm hỏi hăn kinh nghiệm.
      - Chị hỏi khí không phải em cho anh nhà ăn cái gì mà anh….khỏe thế nhỉ.
      - Chờ chị nói chi mà em nỏ hiểu răng cả nà. Chị vợ người Nghệ An hỏi lai.
      Chị người Hà Nội nói nhưng có phần hơi ngường ngượng:
      - Ý chị là em cho anh nhà ăn cái gì mà anh…mà anh…địt khỏe thế?
      Có rứa mà chỉ cứ ấp úng làm em không hiểu. Có chi mô chị, nhà em dân lao động nỏ có tiền mua sâm nhung, quế phụ gì cả chỉ có khoai thôi chị nà. Người vợ Hà Nội há hóc miệng không tin hỏi lại.
      -Chỉ mỗi khoai thôi à?
      Dạ chỉ mỗi khoai lang thôi chị ạ có chi thêm mô nựa chị hè.
      - Đơn giản thế mà chỉ không biết chị cảm ơn em, chị đi mua cho anh nhà ăn để một người khỏe hai người vui đây.
      Nói đoạn người vợ Hà Nội tức tốc ra ngay chợ mua một mớ khoai lang về nấu một nồi to. Trưa anh chồng đi làm về chị cứ đưa khoai ra nạp thay cơm, tối về cũng cứ đọc mỗi khoai. Được cái anh nhà thường ăn các loại đạm bạc (lắm đạm nhiều bạc) nay ăn khoai thấy là miệng nên ăn rất khỏe. Tối hôm ấy chị vợ người Hà Nội tâm trạng như đang yêu, trẻ trung đến lạ khì chờ thần dược khoai lang hiệu nghiệm.
      Chờ mãi chẵng thấy anh nhà động tĩnh gì, thi thoảng chỉ nghe tiếng xoẹt do anh đánh rấm. Chị vợ điện tiết chửi đổng “chồng người ta ăn khoai vào địt rầm rầm, còn chồng mình ăn khoai vào chỉ mỗi đánh rấm, chồng ơi là chồng”. Xin thưa bà con từ đánh rấm quê Nghệ An, Hà Tĩnh, QB gọi chung là từ địt.

      16

      1

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 8:42 am

      Năm 66 thế kỷ trước, tôi ra Huế thăm một người bạn đóng quân ở Thuận an.

      Huế thời đó rất ít sinh hoạt vui chơi nên sau khi đi thăm mấy lăng bọn tôi về uống bia ở một quán nhỏ bờ sông Huơng và định đi ngủ đò.

      Đò cập bờ, trời nhá nhem tối. Bức màn màu đỏ xỉn dơ vén ra, trong đò một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét, hai cô gái son phấn diêm dúa cười cầu tài.

      Một mùi hôi , cộng với mùi nhang rất nồng từ lòng đò xông lên làm tôi ngần ngừ.

      Thấy thế một cô trấn an tôi : Không răng mô.

      Tôi nghe thế, nhớ đến một thằng bạn lớn tuổi hơn, dạy tôi khi mới lớn là cái “đó” của con gái có răng.

      Tôi bật cười , và chút hứng khởi ít ỏi còn trong tôi vụt bay mất.

      Hai đứa tôi trở về khách sạn , uống bia tiếp rồi ngủ khò.

      13

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:51 pm

      @ Chinook

      Hồi bé, các anh lớn tuổi cũng bảo là cái “lý” có răng nên mình sợ đến 45 tuổi mới biết lần đầu. Khi hỏi răng em đâu, nàng bảo, em đợi anh lâu quá, răng rụng hết rồi. Bây giờ chỉ còn hàm giả

      17

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 3:40 pm

      Uh, chinook nói giống y như cảm giác của mình lần đầu tiên (cũng là lần duy nhất) thử đi nghe ca hát trên đò ở sông Hương, nhân một lần đi công tác ngang qua Huế ở lại một đêm, khoảng năm 1998. Cái không khí trong đò sao nó ảm đạm, tù mù quá. Nhất là nghe cái mùi nhang, cộng với cái mùi son phấn nồng nặc của các cô . Nghe nhưng chả hiểu các cô hát gì, bình thưuờng các o nói đã khó hiểu, mà hát thì Cao bồi hiểu được cái “mô, tê” ?

      Khác với Chinook là tụi này vừa lên đò vừa mang theo đồ nhậu, nên cũng khoan khoái. Có điều sao thấy cảnh buổi tối trên sông Hương sao mà thê lương ảm đạm quá .

      1

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:47 pm

      Nghe đoạn bác Cao Bồi kể chuyện bị lột hết quần áo ra để tầm quất, thấy mê mẩn cả người. Thèm thế, dù thấy hơi nhồn nhột.

      Dưng mà….cái đoạn lột này thì các cô Nam hay Bắc…giống nhau. Người Bắc lột trên trước, dưới sau, người Nam muốn cho nhanh thì lột dưới trước. Một lúc sau thì anh Cao Bồi bảo, xong việc rồi, chẳng cần lột trên nữa.

      Chả hiểu có đúng thế không bác Cao Bồi ???

      8

      0

      Đánh giá comment

      chan says:
      March 25, 2012 at 3:16 pm

      Ha ha ,đúng là chuyên gia cà fee ôm…

      2

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 3:21 pm

      Cái vụ lột này thì lão Cua hỏi mơ hồ quá hè !

      “Người Bắc lột trên trước, dưới sau, người Nam muốn cho nhanh thì lột dưới trước..”

      Lão Cua phải phân biệt ra 2 trường hợp : tự lột và lột cho đối tượng thì có khác nhau nhé.

      Tự lột thì càng nhanh càng tốt. Còn nếu không phải tự lột thì càng chậm càng chắc ăn, càng phê nhá !
      chinook says:
      March 25, 2012 at 5:20 am

      Tôi là dân Bắc kỳ cũ. Cha tôi vô Nam đầu thập niên 40. Kết hôn với Má tôi ở Dầu tiếng rồi chuyển qua làm cho hãng Denis Frères nên dọn về Chợ lớn.

      Đầu thập niên 50, tôi có thêm em nên Cha tôi mua nhà lớn, đất rộng ở Chí hòa.
      A phò nấu cơm cho nhà không đi theo nên chúng tôi thay đổi cách ăn uống. Từ cháo trắng hột vịt hay cá muối(hàm yủy)thành thịt kho nước dừa, canh chua cá bông lau.

      Cũng may nhờ đó mà đến năm 54, cha tôi có thể đón gia đình mấy cô chú tôi khi họ di cư.

      Gia đình đầu tiên đến nhà tôi là cô em Ba tôi. Cô người Kim sơn, Ninh Bình nên lần đầu tôi thấy người phụ nữ vấn tóc, răng đen ăn trầu. Mấy người con Cô trang tuổi tôi nên chúng tôi học cách nói của nhau rất mau. Điều bất tiên lớn nhất là Cô chú tôi không ăn được đồ nấu kiểu miền Nam và chúng tôi thì ngược lai.

      Nấu cơm ngày bốn buổi cho 15 người là một việc quá tải cho căn bếp nhỏ của Gia đình nên sau chừng một tháng, cô chú tôi mua một căn nhà bên Phú nhuận và dọn qua đó.

      Mỗi tuần Cha tôi đều sang thăm co và để được ăn canh rau đay nấu cua đồng và cà pháo mắm tôm.

      Qua kinh nghiệm đó, khi Bác Hai, chị Cha tôi vô, Bác đi theo những người di cư và định cư dưới Mỹ tho. Tôi nhớ khoảng năm 1957, Bác lên thăm gia đinh tôi, mang theo mấy trái dừa và hai con cá lóc. Vì thói quen tiết kiệm, bác vừa đi bộ, vừa hỏi đường, trên đầu đội một xâu dừa năm trái, từ bến xe Chợ lớn mới tới nhà tôi.(chắc cũng khoảng tren 10 km). Trong bữa cơm tối, cha tôi hỏi Bác trả lời tỉnh queo : Đâu có xa xôi gì đâu Cậu. Vừa đi vừa lần chuỗi(cách cẩu nguyện của người Công giáo), chưa hết năm tràng hạt.

      Hiên giờ Bác Hai tôi chỉ còn mấy người cháu ở Bỉ và Anh. Cô chú tôi còn 2 nguòi con và các cháu ở Pháp. Anh em tôi ở Mỹ. Thỉnh thoảng vẫn qua thăm nhau.

      Năm ngoái gia đình tôi qua thăm mấy bà con bên đó. Những người thế hệ tôi vẫn nói với nhau bằng tiêng Việt, nhưng với thế hệ nhỏ, tôi phải dùng tiếng Pháp. Dù là tiếng tôi thông thạo từ nhỏ , bọn nhỏ chê là tôi nói tiếng Pháp với giọng Mỹ (accent Americain)

      13

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:33 am

      Vậy bác dâu mình đồng hương Kim Sơn với cô Chinook rồi. Mình nhớ, bác cứ gọi má mình: “Sím ơi sím…”. Vui thôi, bác đừng giận nhé.

      1

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 7:31 am

      Không có chi đâu Bác TCB, cũng như người Hanoi phát âm vần “Tr” hay người Saigon phát âm vần “V” thôi mà.

      Khi qua Pháp, tôi cũng có dịp gặp một người bà con phía Cha, quê Kim Sơn, qua Pháp năm 1954. Họ nói một phu từ mà tôi không hiểu ” Biết ắng”. Thấy tôi lớ ngớ, người cha mới dịch nghĩa là “biết từ l

      Nói chi tiếng Việt, nếu Bác nghe một người Quebec(Canada), một người Marseille, hay Paris nói tiếng Pháp, sẽ thấy họ nói khác nhau thế nào.
      .

      3

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 7:35 am

      “Biết ắng ” nghĩa là ” Biết từ lâu”

      2

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:55 pm

      Rất nhiều bà con trong blog là người Ninh Bình di cư vào Nam, rồi chạy tuốt sang Mỹ, Tây Âu, hóa ra sướng hơn ở Kim Sơn, Phát Diệm bây giờ.
      chinook says:
      March 26, 2012 at 6:35 pm

      Trước 1975, nhiều người Phát diệm di cư nắm những chức vị quan trọng trong chính quyền , theo sự hiểu biết thiếu sót của tôi :

      2 Thuợng nghị sĩ , 1 Đại tá Cảnh sát Quốc gia, và 6 Tiến sĩ tốt nghiệp ở Bỉ, Pháp và Hoa kỳ

      Nếu tính Ninh Bình , có thêm một Đại tá, một cố vấn Tổng thống.

      Thực là một thành tích đáng nể của một vùng đất mới, bởi những người bị loại khỏi xã hội. Nhưng trường hợp Bà Bác làm tôi vừa thắc mắc, vừa khâm phục.

      Bác tôi sanh năm 1893, chưa đầy 10 sau khi người Pháp chiếm Bắc kỳ, nghĩa là từ khi người Công giáo mới dễ thở và đầu tư vào giáo dục. Tôi không biết cụ học như thế nào, nhưng cụ đọc viết thông thạo , thuộc Kiều và Chinh phụ ngâm.

      Có người nói đùa : Sang Mỹ, người Phát Diệm thành Tiến sĩ ( Ph. D.)

      2

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 25, 2012 at 5:00 am

      Cảm ơn bác TCB. Đọc còm cũng nghĩ văn bác hay rồi, đọc cả bài thì thấy mình nghĩ đúng . Tôi sinh ra khi cuộc chiến kết thúc vài tháng, so với bác và phần lớn các bác trên hang Cua, có thể tính là “hậu sinh”

      Tôi là dân miền Bắc, Hà Nội cả 2 đằng nội ngoại. Cách đây gần 10 năm, tôi vào Sài Gòn làm. Công ty tôi có trụ sở tại Công Viên Phần Mềm Quang Trung (CVPMQT), ở Quận 12. Bác nào xa SG lâu thì xin nói thêm Quận 12 được thành lập năm 1997, lấy 1 phần đất của Hóc Môn, đoạn giáp Gò Vấp còn cái CVPMQT kia thì lấy luôn địa điểm Khu Hội chợ Triển lãm Quang Trung (thời VNCH là Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì phải).

      Dưới trướng tôi lúc ấy cũng có mấy em gái xinh tươi. Khổ là bình thường các em nói rất là nhanh, tôi chả nghe được gì cả, toàn phải đoán, mãi dần cũng quen. Sau có lần ngồi nói chuyện, một em thủ thỉ “Bây giờ tụi em nghe anh nói thì hiểu chứ hồi đầu anh nói nhanh quá”.

      Tôi ngẩn người 1 lát rồi chợt hiểu. Hóa ra chả ai nói nhanh cả. Chẳng qua giọng Bắc Nam khác nhau, nói chậm thì người kia dễ bắt âm hơn. Ai cũng coi nói như mình là chuẩn nên người kia bị qui là “nói nhanh”

      9

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:39 am

      Có nhiều chuyện mà chưa gặp mình khó tin là có thật. Hồi năm 1979, mình đi phát thuốc sốt rét ở vùng Đại Phước thuộc tỉnh Đồng Nai. Dân ở đây toàn người Nam, có một xứ đạo của người Bắc thì ở tách biệt hẳn. Không thể tưởng tượng được, tiếng Bắc được phát âm cực chuẩn của mình nhiều bà già không hiểu, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo. Có lẽ cả đời chưa khi nào họ đi ra khỏi làng quê chăng?. Mình xưa nay cứ tưởng chỉ có người Trung nói trọ trẹ mới khó nghe, ai dè…

      3

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 8:09 am

      Bác TCB nói về chuẩn, tôi nhớ đến chuyện này.

      Năm 79 khi vượt biên, tôi tới Pháp. Vì đã biết tiếng Pháp nên thời gian mấy tháng chính phủ dành cho học tiếng Pháp tôi đi phụ dạy tiếng Pháp và giúp những người tị nạn gần hết hạn cư trú tại trung tâm tiếp nhận đi tìm nơi định cư.

      Một hôm, một đại diện trung tâm tiếp nhận và tôi đưa một gia đình đến một họ đạo. Ngưòi đại diện họ đạo khi giới thiệu gia đình tỵ nạn Vietnam với giáo dân nói là người Việt gọt cam theo chiều ngược( à l’envers).

      Đến lượt phát biểu của người đại diện của trung tâm tiếp cư, cô ấy nhẹ nhàng xin lỗi và sửa là ngưòi Việt gọt cam theo chiều kia.(dans l’autre sens )Vì làm gì có chiều thuận và ngược

      8

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 3:02 pm

      Re-com đến đây thì thấy TC Bình làm hộ rồi. Chúc tác giả vui, ngồi rình còm và trả lời bà con cho đàng hoàng nhé.

      Thử làm tác giả blog một hôm xem thế nào…

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:23 pm

      Sướng tê người bác ạ, vì thế tay chân cúm rúm, tắt đài. Hu hu.
      hoanglien2701 says:
      March 25, 2012 at 2:28 am

      hihihi ! Nhà Thuyền thì là dân Nam nhưng sanh ra ngoài Bắc, khi vô Nam( hồi đó 8 tuổi), mở miệng ra là ” vầng ạ”, bà cô thứ Tám ghét lắm, mỗi lần nghe là quát: vầng vầng cái chi, dạ, nghe chưa ! Mẹ Thuyền về quê nội, chui vào bếp nấu ăn cùng các bà chị chồng, thỉnh thoảng bảo: Chị cho em mượn cái môi ! Bà cô quát um: Cái môi tui mợ lấy làm chi ! Gíai thích qua lại mới biết ấy là cái vá múc canh ! Đến khi ăn cơm, bà cô nói bà chị: Dọn chén ăn cum con ! Bà chị bưng tất tần tật mớ ly tách uống nước trên bàn xuống vì ngoài Bắc gọi ly uống nước là chén ! Rồi đến khi cho thằng em út ăn, mẹ lại hỏi: nhà mình có cùi dìa không cho em một cái bón cho cháu ăn ! Bà cô sau một hồi hiểu ra càm ràm: Cái muỗng nói cái muỗng, ai biết cái cùi dìa là cái chi ! đút cho ăn thì nói đút cho ăn, nói bón nghe bắt ghê, tưởng bón phân ! Nay ở Nam mấy chục năm, quen và thích lối sống trong này y như bác HM vậy đó !

      4

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:52 am

      Thú thật, mình vẫn thích tiếng “Dạ” của người Nam hơn, nghe cũng hiểu là vâng phục nhưng tình cảm và đằm thắm hơn. Nhiều câu khen-chê như nhau nhưng nặng nhẹ khác nhau giữa 2 miền. Chê “hư” với một cô gái, ở miền Bắc là nặng nề, nhưng ở miền Nam có khi là mắng yêu. Khen “giỏi” ở miền Nam nhẹ ký hơn.
      Mình cảm thấy thế, hoanglien nghĩ sao?

      3

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 26, 2012 at 8:24 am

      Nhân lão Tập nhắc đến tiếng “Dạ”, xin lạc đề 1 chút.

      Tôi có thằng bạn tên là Thắng, bố hắn tên là Dạ, và biệt danh hắn là (vâng các bác cũng biết rồi) Thắng Dạ. Một hôm, ông Dạ không thấy con ở nhà bèn gọi toáng lên “TH…Ắ… N…G”. Thằng con đang chơi bên nhà hàng xóm thưa ngay rõ to “D…Ạ”. Hắn về nhà bị ông bố vác cái thước đập cho 1 trận “Mày có phải bố tao đâu mà dám réo tên tao như thế”. Thế là từ đấy:
      - THẮ… N…G
      - CÁI GÌ CƠ Ạ?

      4

      0

      Đánh giá comment

      Le Nhaque says:
      March 25, 2012 at 2:18 am

      Chuyện Người Bắc Vô Nam, Bác TC. Bình viết nhẩn nha cứ như kể chuyện. Hay lắm bác !
      Nay rộ lên chuyện kỳ thị vùng miền ở Trang Bác Viết Đào.
      Bên nầy mang tinh thần Bắc Nam cũng đều là một.
      Lão Nhà quê tui có đọc một bài mang tinh thần từa tựa như thế từ hôm Tết trên trang nonnuocbinhkhe.blogspot.com : Từ Bắc Vào Nam
      Bắc hay Nam cũng đều một bọc sinh ra.
      Sao lại phân biệt vùng miền !?

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 6:03 am

      Chính em cũng bị một vố do suy nghĩ kỳ thị mà ra. Đau nhất là do chính mình tự hại mình.
      Hồi thanh niên để ý một cô gái Huế, thế rồi cứ nghĩ: Mẹ mình là bà nhà quê Bắc kỳ rặt, Công giáo. Có kề dao vào cổ chắc cũng chả bao giờ chịu có cô con dâu nói giọng Huế, đạo Phật, ăn chay trường. Thế là tự rút binh. Nghĩ lại thấy mình bậy quá bác ạ.

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 1:39 am

      Cái món tiếng nói thì chỉ có dân nhà em nói là các bác khó nghe nhất ví dụ nói về nước uống bọn em nói “uống cái nác nể, múc ở dưới su lên” các bác có giỏi ngoại ngữ chắc cũng bó tay. Nhưng được cái các bác cứ nói Bắc nói Nam là bọn em đều hiểu tuốt. Em thấy bước tiến nhảy vọt không phân biệt giọng chuẩn đó là giọng của chị phát thanh viên VTV người miền nam lúc đầu chưa quen các bà các ông là là giờ thì một vài hôm không thấy lại thấy nhắc riết. Không biết có TEM được phát không nà!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 1:40 am

      Hì! TEM được bác TC Binh rồi nà.

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 6:12 am

      Chúc mừng Tem.
      -Mình sợ nhất là mấy bác Quảng Ngãi, Quảng Bình cao hứng lên mà liến thoắng thì mình chỉ hiểu lõm bõm thôi dù đã tiếp xúc rất nhiều.
      -Thành thực nhé, mình thì nghĩ, nói tiếng nào cũng tốt, nhưng giả giọng, pha tiếng nghe khó chịu lắm.

      1

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 6:34 am

      Đồng ý với bác, dân em hay nói “chửi cha không bằng pha tiếng”. Delta xin kể lại câu chuyện vui của một người pha tiếng:
      Một anh chàng nọ mới rời lũy tre làng vài năm đi làm ăn xa quê, tết về, anh qua nhà bác hàng xóm chơi. Khổ nổi anh này vào Nam làm việc nhưng nói thì giọng lại lỡ cỡ không rõ Bắc -Nam mới vào tới sân con chó trong nhà vọt ra liền gọi chủ nhà:
      - Ối zời ơi! Chúa, chúa,..úa..úa
      - Người nhà nghe không hiểu, còn chó nó cứ nhảy xừng liên tiếp.
      Đến nước này anh ta hạ giọng nguyên dân quê:
      - Bác ơi chó nó cắn. Khi đó người nhà hiểu thì anh ta đã tả tơi.
      Vào nhà hỏi con về hôm nào vậy? Anh ta trả lời:
      Zạ, con về hổm diếp (hôm trước, diếp là từ địa phương Hà Tĩnh).
      Chủ nhà không nhịn được cười nên đang uống nước mưa phun cả nhà.

      1

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 25, 2012 at 7:10 am

      Delta ơi,
      Từ địa phương Hà Tĩnh nói:” con về bựa qua” hay” con về bựa sơ”( con về 2 hôm rồi) hay là “con về mấy bựa rồi” chơ hè!
      ” Hôm diếp” mà Delta kể là ở chộ mô rứa tê?
      hihihi

      1

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 25, 2012 at 7:12 am

      Delta thân mến,

      Từ địa phương Hà Tịnh là :” con về bựa qua”( con về hôm qua) hay:” con về bựa sơ”( con về 2 hôm rồi) hay :” con về mấy bựa rồi” ( con về mấy hôm rồi ạ) chơ hè?
      ” hổm diếp” là phương ngữ chộ mô rứa tê?
      hihihi

      1

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 7:19 am

      @: con về bựa diếp (trong từ bựa diếp, bựa sơ ây) nhưng anh này nói một câu gồm cả hai địa phương nên nó vô nghĩa. Hổm diếp không ra nghĩa gì đúng không HL?
      Hà Linh says:
      March 25, 2012 at 7:28 am

      à HL hiểu rồi.
      Tiếng Nghệ-Tĩnh hay chớ có trọ trẹ chi mô Delta nhỉ?
      Đi đâu xa xa thấy những người nói tiếng Nghệ-Tĩnh không thay đổi âm điệu chỉ đổi từ địa phương sang phổ thông cho mọi người hiểu thấy hay lắm Delta ạ.
      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 1:44 am

      Chúc mừng tem Delta. Bài viết tình yêu thời Google của bạn được bạn đọc xem đông lắm đó. Anh Basam cũng có đường link. Hôm nay sẽ vào đông hơn.

      Có bài hay cứ gửi tiếp nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
      Delta says:
      March 25, 2012 at 1:57 am

      Cảm ơn bác TC đã động viên Delta. Hôm sau nếu được phép em sẽ viết một bài có tên là “Vi hành”


    7. #6
      changtraidethuong's Avatar
      changtraidethuong Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      Ôi trai tim ta đang theo
      đuổi em MrOt
       
      Cool
       
      Ngày tham gia
      Apr 2013
      Đang ở
      ha noi
      Bài viết
      20
      Được cảm ơn: 1
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần

      có ai Hiểu không

      Chấp hành kỷ luật của anh Xôi Thịt và Tổng Cua, TC. Bình viết entry này, kể về những chuyện vui buồn của một “anh Bắc kỳ” đã, đang và sẽ sống ở miền Nam.

      Mình sinh ra và lớn lên ở một vùng mà hầu như 100% là dân từ đồng bằng Bắc bộ di cư năm 1954 vào Nam. Vì thế, khi còn nhỏ,Việt Nam đối với mình coi như chỉ có toàn người Bắc. Tiếng nói thì đương nhiên là tiếng Bắc, nhưng vẫn khác nhau giữa các xứ đạo vì mỗi xứ là một địa phương khác nhau ở miền Bắc vào.

      Xứ mình lúc đó gọi mẹ là Bu, bố là Thầy, lại không phát âm được dấu ngã, cứ là dấu hỏi tuốt luốt. Bọn trẻ xứ khác có dịp là chọc ghẹo: “Thầy bu mày hôm qua ăn thịt mở, uống nước lả, bị thổ tả, chết cả lủ phải không”.

      Bọn mình tức lắm và sẽ tìm cách chọc lại, tỉ như nói: “Con tâu tắng buộc bụi te bụi túc, cái bụng ló ăn lo ló tòn tùng tục như cái tống teo”. Hoặc là trễ môi ra nhại: “Mẹ…ẹ có nhà không giai..i? – Mẹ…ẹ ơi mẹ…ẹ, xe be…e nó đè…è em bé…é”. Sau này lớp trẻ lớn lên thấy quê mùa nên sửa, bây giờ chả thấy ai nói ngọng thế nữa.

      Tội nhất là mấy bà nơi khác về làm dâu trong xứ, bọn trẻ như mình nhiều phen được những trận no cười. Bác gái mình là dân Kim Sơn, cứ lẫn lộn giữa l và n. Một lần đến chơi bác sai lấy cái nồi, mình tìm không thấy mới hỏi bác trai. Tai quái, mình cứ nheo nhéo “Bác có thấy cái lồi đâu không”. Bác trai chắc đang cáu chuyện gì, chạy đến cầm cái nồi quẳng ra sân miệng thét vang: “Lồi, lồi. Lồi cái lồi mẹ nó…”. Mình hết hồn co cẳng chạy mất.

      Quần áo thì chả có gì khác, trừ cái khăn rằn quấn cổ, cái áo bà ba của mấy bà, mấy cô người Nam, nhưng thức ăn nhiều chuyện cũng buồn cười. Chị gái mình không biết đi đâu thấy người Nam ăn mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt. Tưởng bở, chị về hái mướp đắng dại, cũng nhồi thịt. Đắng quá chả ai ăn được, bố mình tế cho một trận.

      Có lần anh trai mình đi lính về phép mua về mấy trái sầu riêng. Minh đi học về thấy, cứ nghĩ bụng: “Quái lạ, sao có giống mít gai to và mùi thối thế”. Lúc khui ra ai cũng chê thối, anh mình “được” ăn một mình, phải bây giờ thì không đủ chia.

      Về món chao thì hồi đó ở quê chả ai biết ăn. Mình nhớ mãi có lần nằm ở BV Biên Hòa, tên chính thức là BV Phạm Hữu Chí, mình ngửi thấy mùi gì thối quá. Tìm mãi mới phát giác ra anh chàng nằm kế ăn chao, lại là loại chao dú. Loại này nặng mùi hơn, mình chưa ăn, nhưng loại chao đựng trong lọ thủy tinh thì mình rất thích. Sau này đi học xa mình mày mò hỏi mãi mới có thằng bạn, có mẹ là người Tầu, chỉ cách làm. Bây giờ nhiều người Bắc ăn chao như hạm, còn ghiền là khác.

      Ấn tượng sâu đậm nhất về người Nam của mình là qua một… nhỏ con gái.

      Hồi đó, vào khoảng năm 73. Nghỉ hè, mình lên Biên Hòa coi cháu cho chị gái có chồng là lính không quân. Nhà chị ở ngay gần Ngã 3 Vườn Mít, chung quanh hàng xóm toàn là người Nam. Biên Hòa là thành phố lớn, mình lúc đó 15 tuổi, học giỏi, lanh lợi nhưng so với dân thành phố thì vẫn quê một cục. Mấy bác lớn tuổi có đôi khi gọi mình là Bắc kỳ con. Mình không giận vì biết họ nói chơi thôi, không ác ý.

      Với xe Honda trước 1975. Ảnh: internet

      Có mấy con nhỏ hàng xóm, thua mình vài tuổi nhưng lí lắc kinh người. Đứa cháu gọi mình là cậu, mấy đứa cũng tự nhiên gọi mình là cậu, cậu Mười, theo thứ trong nhà. Thật tự nhiên, có một con nhỏ nói tỉnh bơ: “Cậu Mười đẹp trai quá ời… ơi”. Cũng nhỏ đó, lần nữa là: “Cậu Mười dễ thương quá ời… ơi”. Phải nghe đúng người Nam nói những câu đó mới cảm được nó…như thế nào.

      Các bác tưởng tượng dùm, thằng con trai mới lớn như mình nghe mấy câu nói ngọt lịm sườn cỡ đó từ miệng một con nhỏ thật dễ thương thì sẽ đi đâu về đâu ? Dám bảo đảm với các bác, không một cô bé người Bắc nào dám khen một thằng nhóc thẳng tuột, tự nhiên như vậy. Sau này, dù đã nghe nhiều câu nói còn hay ho hơn của nhiều quý cô quý bà Nam-Trung-Bắc, mình cũng chưa bao giờ… muốn chết như lần đó.

      Khi đã quen nhiều, bọn nó còn đưa tiếng Bắc của mình ra chọc ghẹo. Có lần mình hỏi xin cái nịt, bọn nó cười ầm lên. Cái nịt, cái dây nịt, với người Nam là sợi dây thắt lưng, còn cái mình cần người ta gọi là cọng thun hay sợi thun. Còn có nhiều dịp mình bị quê xệ kiểu đó.

      Ở kế nhà chị mình có ông giáo tiểu học, là ba của con bé khen mình kể trên. Cứ chiều dạy học xong về đến nhà là ông ta ói vì say quá. Còn ông già đánh xe ngựa đối diện thì chiều nào cũng kêu gọi chiến hữu đến nhậu say bét nhè, thường xuyên đái cả ra quần. Mình thấy lạ quá, mấy bà vợ và mấy cô con gái chả nói gì, cứ vui vẻ lau dọn, thay quần, vui vẻ như không. Hàng xóm cũng cho đó là chuyện thường, chả chê cười dè bỉu gì cả. Nói trộm, gặp mấy bà đồng hương của mình chắc sẽ cho ăn…đủ thứ.

      Giờ đây, sau mấy mươi năm sống gần với người Nam, mình nhiễm cách sống của họ lúc nào không biết. Mình quý nhất là tính xuề xòa, chân tình, có sao nói vậy không câu nệ màu mè. Chỉ riêng tiếng nói thì mình vẫn giữ cách phát âm của người Bắc vì nó chuẩn nhưng vẫn thấy chưa hài lòng vì nghe rạch ròi quá, kém gợi cảm như tiếng Nam. Con mình thì 3 đứa đầu còn nói tiếng Bắc, đứa út vì hồi nhỏ đi nhà trẻ nên bó tay. Nghe tiếng nói, chả ai dám bảo nó là người Bắc. May là nó giống hệt mình, không thì…

      Thỉnh thoảng đi ăn cháo lòng, mình cứ hô dõng dạc: “Cho một tô cháo Bắc kỳ”. Bà bán cháo biết ý, múc cháo thật đặc.

      Rõ là cái tính ăn chắc mặc bền của người Bắc đến chết mình vẫn chưa bỏ được. Kể đến đây thì tịt. Thôi, hẹn các bác lần sau, nhớ thêm sẽ viết tiếp.

      Chúc bà con vui cuối tuần.

      Ba miền. Ảnh minh họa

      TC. Bình. Sài Gòn. 24-03-2012

      Xem thêm: Nam – Bắc trên Trịnh Hội Blog
      About these ads
      Rate this:






      29 Phiếu

      Share this:

      Twitter
      Facebook22
      Email
      Print
      LinkedIn

      Like this:

      This entry was posted on Sunday, March 25th, 2012 at 1:13 am and is filed under Xã hội. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
      Post navigation
      « Previous Post Next Post »
      120 Responses to Chuyện người Bắc vô Nam

      Phu nhân…TC Bình « Hiệu Minh Blog says:
      November 16, 2012 at 3:28 pm

      [...] Cua có anh bạn TC Bình (tác giả “Chuyện người Bắc vô Nam”), người Ninh Bình, sống ở Miền Nam yên bình, có vợ rất xinh, hát rất [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Hang Cua liệt truyện « Hiệu Minh Blog says:
      November 15, 2012 at 2:16 am

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Rằm tháng 7 ở Hang Cua « Hiệu Minh Blog says:
      August 31, 2012 at 1:25 am

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Gặp người Hà Nội ở Sài Gòn « Hiệu Minh Blog says:
      August 11, 2012 at 2:40 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC. Bình) [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Chuyện hang…Cua « Hiệu Minh Blog says:
      June 28, 2012 at 9:52 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (TC Bình) Rate this:Like this:LikeBe the first to like this. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Tình Bắc…tình Nam – Hiệu Minh/BS « vonga1 says:
      April 30, 2012 at 1:02 am

      [...] “Chuyện người Bắc vô Nam” của T.C. Bình được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Tự nhiên muốn kể về [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Tình Bắc…tình Nam « Hiệu Minh Blog says:
      April 28, 2012 at 10:32 pm

      [...] “Chuyện người Bắc vô Nam” của T.C. Bình được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Tự nhiên muốn kể về [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 27, 2012 at 1:22 am

      Chúc mừng bài của TC Bình, Xôi Thịt và Delta vì đã làm sôi động hang Cua

      Anh chàng Bình viết bài xong, gửi cho Tổng Cua, rồi lại mail nói là bài sơ sài quá, bạn đọc cười. Mình bảo, úi giời, bài hay. Đúng là lên top hit. Rất nhiều phản hồi.

      Hóa ra, hắn sợ viết bài còn hơn cả đi tán người yêu đầu

      8

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 27, 2012 at 1:36 pm

      “Hóa ra, hắn sợ viết bài còn hơn cả đi tán người yêu đầu”
      Thì em đã nói trước rồi còn gì: Cầm cưa nhẹ hơn cầm bút.

      2

      0

      Đánh giá comment

      Mai says:
      March 26, 2012 at 9:05 pm

      Mời các bạn nghe bài hát này.
      http://www.youtube.com/watch?v=ZoT96_o7ruA

      0

      0

      Đánh giá comment

      Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 26-03-2012 « doithoaionline says:
      March 26, 2012 at 3:34 pm

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 26-03-2012 | bahaidao says:
      March 26, 2012 at 3:34 pm

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ HAI 26-3-2012 « Ngoclinhvugia's Blog says:
      March 26, 2012 at 2:57 pm

      [...] Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 26, 2012 at 1:50 pm

      Ông bà mời mãi, mời mãi con mới ăn đấy chứ!
      Hồi ấy ti vi chưa thể có. Cả 5 dẫy nhà với mấy chục hộ trong khu tập thể mà chỉ có ba cái ti vi. Một cái ở nhà ông bà N- H. Một cái bên nhà bác C. Một cái nữa của nhà bác M.
      Hồi đó các nhà chưa cửa đóng then cài như bây giờ. Cháu N- con trai tôi rất thích xem tivi nên cứ tự nhiên xà vào nhà các bác xem nhờ. Có hôm cậu sang nhà ông bà N- Hảo xem phim. Đúng vào bữa tối. Bà H hỏi cu N ăn cơm chưa? N thật thà:- Bây giờ mẹ cháu mới thổi cơm bà ạ. – Vậy ăn cơm với ông bà nhé? Dạ, vâng ạ- Cháu trả lời rất khẽ. N ngồi ăn bữa tối với ông bà và các cô các chú. Ăn cơm với thịt gà, với cá ngon quá. Nhà ông bà thường có thịt gà bởi vì bà làm ở trại gà mà. Còn cá, chú T- con trai ông bà câu trộm được ở hồ của hợp tác xã ngay cạnh nhà. Ba mẹ sang đón con về. Con trai có vẻ chần chừ. Bà H liền bảo để cho cháu ăn xong bữa đã.
      Đưa con về nhà rồi, mẹ mới thẽ thọt:
      - Sao con nói sang xem tivi nhờ mà lại đi ăn chực nhà bà H?
      - Con có ăn chực đâu. Ông bà mời mãi, mời mãi con mới ăn đấy chứ!- N ta trả lời khá rành rọt.

      8

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 12:29 pm

      Em nhớ mùa hè năm ngoái, đi chơi với chị bạn người Nhật ở khu Roppongi -khu đắt đỏ-giàu có của Tokyo. Đang loanh quanh chợt nhìn thấy một vài cây lục bình nở hoa tim tím trong một cái chậu sành trước một cửa hàng sang trọng. Em nghĩ cây bèo lục bình có lẽ là gắn với nông thôn Nam Bộ nhiều hơn miền Bắc thì phải, miền Trung thì cũng ít lắm mà bèo dâu, bèo cám nhiều hơn. Trong các tác phẩm văn học về đất và người Nam Bộ thì cây lục bình hiển hiện rất nhiều. Bởi vậy khi nhìn thấy mấy bông lục bình tím kiêu hãnh khoe sắc thì lập tức cảm giác như một thoáng Nam Bộ-một thoáng quê hương ở ngay bên cạnh mình ở xứ sở khác, cảm giác gần gũi và thân quen. Với cá nhân em, một người sống xa xứ thì nghĩ, có thể với người xa xứ thì quê hương không phải là miền Nam, miền Bắc hay miền Trung mà là Việt Nam. Khi lang thang đâu đâu thấy cái gì mà quê Việt Nam có thì đều nghĩ ngay đến đó là thứ của quê hương trước khi nghĩ về sẽ có nhiều ở đâu, gắn với kỷ niệm gì.
      Sau bài về Hòa hợp …thì có bài về chuyện Bắc Nam-em nghĩ đối với những người bình thường thì có lẽ sự khác biệt về văn hóa, vùng miền chỉ làm nên sự thú vị khi trải nghiệm, khi chứng kiến mà thôi, khi có những tình cảm đặc biệt hay chẳng phải là tình cảm đặc biệt như tình yêu đôi lứa mà tình đồng hương, tình bạn bè, tình nhân ái tình đồng nghiệp vv và vv..cũng đủ làm nên sự gắn bó, xóa nhòa những sự khác biệt sẽ chỉ làm cho cuộc khám phá về con người, đời sống thêm thú vị mà thôi.
      Chuyện Bắc hay Nam, hay Trung…tất cả cũng là quê hương, tổ quốc chung..mà thật ra thì bắt đầu từ những điều giản dị nhất mà ai cũng nhớ, cũng yêu và thấy gắn bó. Em nhớ M.Sandor có viết khá thú vị như sau:” Tổ quốc chính thức, Tổ quốc lịch sử, Tổ quốc có quốc huy và luật pháp, quân đội và cảnh sát, cờ và khẩu hiệu, lúc nào cũng phải tìm lại-với sự chú ý, bền bỉ, dịu dàng và cảm thông ngày càng nhẫn nại hơn, đau đớn hơn-Tổ quốc thực sự của mình, Tổ quốc có thể là ngôn ngữ, có thể là tuổi thơ, một con phố nhỏ hai bên viền bởi dãy cây tiêu huyền, cổng một ngôi nhà, nơi vào buổi tối nào đó ta đã đứng nghe một giai điệu lan tỏa trong không gian qua cửa sổ để ngõ của một căn hộ trên gác, có thể là từ này:” hoàng hôn”..”. Tôi mãi đi tìm Tổ quốc ấy, với tình yêu và sự chú ý bền gan hơn cách thức mà Tổ quốc kia-Tổ quốc chính thức, lịch sử, có quốc uy và quốc kỳ, che giấu.”

      8

      1

      Đánh giá comment

      Quy says:
      March 28, 2012 at 12:16 pm

      Lục bình (Bèo Tây) gốc gác từ Nhật. Lúc mới đưa về VN thì gọi là Sen Nhật.
      Chắc phù hợp với khí hậu VN, phát triển nhanh quá , mọc kín hồ ao, nên lục bình bị dân Bắc ghét.
      Thời trước năm 45 có ông Tổng đốc Thái Bình vì ghét lục bình quá nên ra lệnh rất hà khắc, bắt dân chúng vớt bằng hết lục bình. Nhưng ông Tổng đốc này còn nổi tiếng hơn, khi mời các trí thức trẻ giỏi giang thời ấy đến chơi và gả các cô con gái, cháu gái xinh đẹp cho họ. Các ông con rể sau này trở thành các bộ trưởng, bác sỹ nổi tiếng một thời, tên được đặt cho nhiều tuyến phố. Đến lượt các ông con rể đó lại bắt chước bố vợ, lại gả con gái cho bọn giỏi giang, mà nhiều người đã trở thành chính khách , trí thức danh tiếng.

      2

      1

      Đánh giá comment

      Hieu Minh blog Chuyện người Bắc vô Nam | rfi says:
      March 26, 2012 at 12:03 pm

      [...] at 1:13 am and is filed under Xã hội. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Mèo says:
      March 26, 2012 at 11:36 am

      Xin cảm ơn bác TC Bình và chú HM.

      Sự khác biệt vùng miền ở Việt Nam kể ra chắc chẳng bao giờ hết. Hồi đó, cả gia đình theo cha về Nam cuối 1975, lúc đó mình hãy còn được ẵm ngửa. Lớn lên một chút, gia đình sống trong con hẻm nhỏ ở miền Tây, con nít nhiều lắm, chơi với nhau, lúc êm ấm thì không sao, đến lúc canh không lành cơm không ngọt thì thế nào cũng bị chúng chửi “đồ Bắc kỳ”, mình tức lắm mà chẳng biết phải làm sao, chửi chúng lại nó là ….”đồ Nam kỳ”, nghĩ lại thấy vẫn còn buồn cười. Rồi có cả những câu vè như

      “Bắc kỳ con
      Bỏ dzô lon
      Kêu chít chít
      Bỏ dzô đít
      Hết kêu”

      Rồi thì “Bắc kỳ zón”, “Bắc kỳ nó ăn rau muống, nó lỳ như trâu”

      Thậm chí cả “ca dao chửi” nữa:

      “Bắc kỳ ăn cá lu ki
      Ăn nhằm lựu đạn chết cha bắc kỳ”

      (sau này mình mới biết câu chửi “đúng” phải là “bắc kỳ ăn cá rô cây, …”)
      Hoặc
      “Nam kỳ ăn cá bỏ đầu
      Bắc kỳ thấy vậy xỏ xâu đem về”

      Không biết có anh chị/cô chú nào trong hang cua này ngày xưa cũng “ăn chửi” hoặc “được chửi” như vậy

      Ôi cái ngày xưa… nhớ quá đi thôi!

      Mèo

      12

      1

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 12:04 pm

      Bác TC Bình nhỏ hơn Chú Hiệu Minh mấy tuổi. Hu hu.

      0

      0

      Đánh giá comment

      Mèo says:
      March 26, 2012 at 12:14 pm

      Hihi, là bác anh mà

      Nhưng mà nếu bác TC Bình chỉ nhỏ hơn chú HM mấy tuổi thì Mèo phải gọi bằng chú TC Bình mới phải.

      2

      1

      Đánh giá comment

      Tin thứ Hai, 26-03-2012 | Dahanhkhach's Blog says:
      March 26, 2012 at 9:08 am

      [...] bộ (Hồ Trung Tú). – Còng lưng cõng phí giao thông: Dân đóng không nổi (PLTP). – Chuyện người Bắc vô Nam (Hiệu Minh). – Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trả lời chất vấn (NLĐ). [...]

      0

      1

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 26, 2012 at 7:05 am

      Tôi rất thích xem phim Hồng Kông có lồng tiếng Việt, mà phải mấy phim ngày xưa được đánh dấu USLT (lồng tiếng bên Mỹ) nghe mới hay. Loạt chưởng bộ của TVB hay những phim lẻ mở đầu là quảng cáo phim và có chữ “Liên hệ cô Lý” chẳng hạn . Nghe nói những nghệ sỹ lồng tiếng mấy phim này toàn là nghệ sỹ cải lương, tuồng cổ ngày trước nên giọng thật cuốn hút.

      Là dân Bắc nhưng tôi không thích xem phim lồng tiếng giọng Bắc, nghe cứ giả giả thế nào ấy . Những phim gần đây lồng tiếng trong nước kể cả lồng giọng Nam tôi cũng không khoái lắm, hay mình vọng ngoại quá

      5

      1

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 7:39 am

      Hổng phải chỉ XT đâu, chị TR cũng hổng thích lồng giọng Bắc, nghe rất giả, như đóng kịch. Nhưng giọng Nam chị nghe lại thấy rất hợp lý, hổng hỉu sao. Nghe rất thật. Đúng là một số phim Hồng Công, và cả Đài Loan nữa, tác phẩm của Quỳnh Dao. Có hơi sến chút nhưng chị TR vẫn rất thích.

      Kiểu mối tình tay Ba lâm ly, thống thiết ở Hang Cua nè! :lol: 8-) :oops:

      4

      2

      Đánh giá comment

      Daqui says:
      March 26, 2012 at 10:05 am

      Nói về giọng KD còn nhớ 1 nàng trên QC hay còm bằng tiếng miền Trung ko ? Mỗi lần đọc xong mình váng hết cả đầu và mồm như bị trẹo ấy. Thế nhưng khi nói chuyện với nàng CQ thấy nàng nói hoàn toàn giọng bắc mới lạ chứ ? Vì thông thường người ta viết gần như bình thường , mà chỉ khác khi nói thôi !?

      2

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 10:37 am

      Hi…hi…TR đã ko bao giờ đọc được hoàn chỉnh một cái comm kiểu đó. Vì chỉ đọc 5-7 chữ đã rức hết cả đầu, và nói đúng như DQ, “đau cả miệng”. Lối viết đó cực kỳ phản cảm, như tra tấn người đọc. Nên TR chả bao giờ để í đọc cả, DQ à. .

      Cứ thấy tên là bỏ qua!

      3

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 9:13 am

      HL cũng thích xem phim lồng tiếng Nam Bộ hơn.Cảm giác như truyền cảm hơn.

      1

      1

      Đánh giá comment

      Chuyện người Bắc vô Nam « Chau Xuan Nguyen & all posts says:
      March 26, 2012 at 6:11 am

      [...] Theo: Blog Hiệu Minh. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 2:19 am

      hehe bác Tổng cục Bành chọn đề tài này hay. Nhớ hồi xửa hồi xưa lúc đất hai miền vừa đoàn tụ thì bố mẹ tui biệt ly, cha đi “tập trung cải tạo” ngoài Hoàng Liên Sơn, mẹ ở lại đất Gia Định làm gánh hàng rong vỉa hè thủ tiết nuôi con. Nói thủ tiết vì các anh bộ đội cụ Hồ cứ tán bà xã của ông lính Cộng hòa riết, bất kể người ta con cái đủ đầy, còn chồng còn nghĩa.

      Mấy chị em tui phụ mẹ mỗi buổi sáng quanh gánh bún của bà đầu hẻm nhỏ trong thành phố bự Sài Gòn. Khách ăn đủ cả loại người bắc mới bắc cũ, nam, trung, ba rọi, vân vân… Bà bán bún bò. Khách Bắc, Trung thì thích chút mắm rút hòa lấy nước nấu thẳng vào nước lèo. Khách Nam thì la oai oái bẩu chị để riêng mắm ở ngoài, tụi tui ăn thì thêm vào chứ bỏ vào chung nghe mùi nặng quá. Các món khác mẹ bán cũng phải chìu khách Nam Bắc Trung kinh lắm. Nói chung khách Nam thích ít mỡ dầu, khoái ăn sống hoặc luột, gỏi, khách Trung thích kho, rim, dầu (phải là dầu phộng cơ!), khách Bắc thì không có chén nước mắm với chút ớt thì hỏng, nhiều khi họ chả dùng bao nhiêu nhưng phải có.

      Ặc, còn nhiều nữa, chỉ nhớ mang máng sơ sơ nhiêu đó thôi. Bản thân bố Bắc mẹ Trung-Nam cũng thấy vui vui, dở dở ươn ươn, ba rọi, không cái gì rõ ràng. Nhớ hồi đi học, bọn Nam thì bảo tui Trung, Bắc gì đó. Sa vào nhóm Bắc thì bọn này đối xử tui như dân Nam.

      Ặc ặc,

      qx

      13

      1

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 5:17 am

      Ặc ặc, Gánh bún bò ngon thế mà bác xĩ hổng viết cho chị em Hang Cua thèm. Đọc com, đoán chắc Cụ bà ngày xưa đẹp lắm nha

      Nói chuyện này, bác xĩ đừng cười ngớ ngẩn: Ngày xưa, TR cứ tưởng bộ đội ko bao giờ có gia đình. vì đọc SGK thấy viết “Bộ đội lấy doanh trại làm gia đình”. Và ngay cả cô giáo, thầy giáo cũng vậy, trong con mắt Tép Diu này vô cùng thiêng liêng. Nên khi biết bộ đội, thầy giáo, cô giáo cũng có gia đình, lấy chồng, lấy vợ như người thường, Tép Diu đã sốc và thất vọng lắm! Đúng là “nạn nhân” ngớ ngẩn của nhà trường XHCN là vậy. :oops:

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 5:59 am

      hihihi chị Kim Dung kính mến, thử tưởng tượng cú sốc của chị Tép Diu vừa thấy dễ thương, vừa ngậm ngùi. Em thì đã không thể tin nổi là các chú bộ đội ta có thể bị thua trong một vài trận nào đó, nếu có chỉ là rút lui để bảo toàn lực lượng chứ không thua, nhất định không thua vì các chú chỉ có” bách chiến bách thắng”, đánh trận nào thắng trận đó, sau này đọc đâu đó nói là có thua thì ngỡ ngàng làm sao, nhưng vẫn phải bán tin bán nghi đến khi thật lớn hẳn thì mới tin là có vài lúc thua!

      3

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 6:14 am

      hehe … viết lộn viết lại là mắm ruốc, hổng phải mắm rút, bác nào lỡ nếm mắm rút nãy giỡ ráng chịu hehe…

      @ bác Kim Dung
      Nếu mà viết được về bún bò (giò heo) thì tui viết mất tiêu rồi, chán chỉ biết ăn thôi, chẳng biết viết lại càng không biết nấu dù năm lần bảy lượt dzọt vô bếp phụ bà già, hỏi đủ thứ, có lúc còn ghi chép cẩn thận lắm rồi bỏ đâu mất tiêu, hổng nhớ, luôn luôn quên nấu thử

      Công nhận ông già hồi xưa mần răng mà hay thế, vớ một cô không đến nỗi nào, đám con cái bi chừ thua xua lắc khà khà

      hehe nói chuyện thời con nít thì ai cũng bị lừa hết bác Kim Dung quơi. Mấy em nhỏ chừ đang đi học vẫn cứ tin chuyện đổi giờ học là kế hoạch vĩ đại của đại tướng Kim Young Thăng ta đấy, không tin hỏi mấy em mà coi hehe… Mai này mấy em lớn lên mới tá hỏa hì hì.

      Hôm nào bác Kim Dung dở hơi muốn đi chơi, cứ vào Đà Nẵng, ghé mấy gánh bún bò vỉa hè quanh ga xe lửa (ngon hơn trong nhà hàng) sẽ được dịp thưởng thức. Mấy bác gánh bún ở thành Đà này nấu bún bò ngon hơn hết các nới khác, bà già tui học họ đó

      qx

      3

      1

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 6:29 am

      Em cảm giác như cái comment của em hơi đi xa với entry này, nhờ anh Cua hay admin của anh Cua xóa giùm.
      Em cảm ơn ạ!

      0

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 6:35 am

      khà khà bác Hà Linh, có chi mô mà phải remove chớ

      qx

      1

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 7:27 am

      To@Vệ xĩ Hà Linh: Lại thêm một “nạn nhân” dễ thương của nhà trường XHCN.
      Ngay cả khi mới bước chân vào nghề báo, hơn 20 tuổi, chị còn có bao nhiêu ấu trĩ mới buồn cười;

      Một buổi sáng, trên đường đến cơ quan làm việc, chị bắt gặp mấy tù nhân cõng nhau ngay trên vỉa hè đường Hai bà Trưng, gần Hỏa lò, mặt họ xanh xao, trắng bệch vì bệnh. Lúc đó, chị mới biết xã hội mình cũng có nhà tù. vì chị cứ tưởng XHCN thì ko bao giờ có. Chị nhìn họ, thương cảm, sợ hãi, và bỗng nhiên chị bị choáng, có lẽ sốc nặng, đến mức chị đã bỏ ăn, vì thất vọng, đau đớn. He…he……he…

      Khi biết chuyện chị, các anh chị trong phòng cứ trêu, gọi chị là “Cô Gô đi tìm nguồn nước”- tên một tác phẩm nói về một cô nhà báo trẻ Nhật Bản bước chân vào nghề, đi tìm chân lý.

      To@Bác xĩ QX: Lắm Xĩ quá , Tép Diu rất thích các món bún miền Trung, miền Nam. Vì nó cũng rất đặc sắc vùng miền, trong đó có bún bò, giò heo, nhất là sợi bún của nó to cọng, và nước dùng thơm lựng mùi mắm ruốc, tảng chân giò to bự, hầm dừ, đĩa rau chuối, rau sống, giá sống đầy ắp, trông đã thấy ngon tuyệt!.

      Còn nói về Bộ trưởng Thăng: có lẽ ko chỉ riêng các em nhỏ. TR từng hy vọng trong lòng “một thế hệ Bộ trưởng mới” đó bác. Cũng là vì quá mong mỏi cho xã hội mình, cho nước mình thay đổi, khá hơn. Nhưng giờ, nhìn vào các giải pháp của ông Thăng, chỉ thấy một chữ Quẫn. Phát bực mình!

      6

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 9:23 am

      + Chị Kim Dung kính mến,

      Chị Kim Dung thật trong sáng và hồn nhiên, chuyện nhà tù thì may mà nhà em ở gần công an, suốt ngày thấy các phạm nhân bị giam giữ ở cái phòng tạm giam bé tí nên em không lạ, em chỉ ngơ ngẩn là tại sao các phạm nhân cứ có khuôn mặt vàng bủng, sưng sưng sau mấy ngày bị giam thôi!
      EM thì đến quá 25 tuổi vẫn tin VN mình là đẹp nhất thế giới!Cứ nghĩ cả năm châu phải ngưỡng mộ VN về mọi mặt, đến khi ra nước ngoài mới ngẩn người ra:” Ui chao, hóa ra nước họ cũng đẹp, cũng hùng vĩ lắm lắm”-sau chuyến đi đó trở về mới vững tin là không phải là độc nhất đẹp! Lại còn ngố là quảng cáo với anh xã tương lai về VN với những xyz như là cánh đồng thẳng cánh cò bay, những dòng sông rộng, những cảnh làng quê, phố thị tấp nập…” chỉ có ở VN”..này nọ, anh xã nghe xong thì nói:” à đó là đặc trưng của các nước phía đó, tôi cũng đã từng thấy những phong cảnh như bạn kể..nhưng dù sao tôi cũng muốn đến thăm đất nước của bạn”-may mà anh động viên !

      + Anh qx : chời ơi, mới cách mấy entry mà cho HL thăng chức từ thím lên bác rùi!
      HL cứ sợ tự nhiên đang nói đến Bắc Nam mà lại lôi chuyện chiến tranh ra, lạc đề thì chít!
      NHưng câu chuyện của anh qx về người mẹ tần tảo, những tháng ngày sau chiến tranh thật bâng khuâng, cảm động! cảm ơn anh qx!

      3

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 26, 2012 at 10:41 am

      Hi…hi…Chị buồn cười quá về Hang Cua. Còm đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Đang chuyện biên giới, sang chuyện iu đương. Đang chuyện vùng miền sang chuyện ẩm thực.

      Cứ đang chuyện nọ xọ chuyện kia. Lại nhớ hồi QC. Bọ Lập viết một đằng, các còm sĩ comm một nẻo. Cứ loạn cả lên.

      Đọc nhiều khi cười rinh rích ..

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 11:31 am

      Nhưng mà chị Kim Dung kính mến ơi, em vẫn thấy câu chuyện 2 đóa hồng của anh Sỹ là sooooooo cute! Ý em nói là chị Kim Dung không biết mình bị ” rắc thính” ý!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Daqui says:
      March 26, 2012 at 11:48 am

      Công nhận với KD chuyện Bài một đằng mà còm một nẻo nhiều khi cũng vui ; Nhưng có khi lại cũng dở khóc dở cười như câu chuyện mình mới bị là ” nạn nhưn ” hôm vừa rồi ! hì hì .

      2

      0

      Đánh giá comment

      V.Anh says:
      March 26, 2012 at 6:03 pm

      Lại còn đọc bài viết mà lại còm say đắm về người viết cơ, đố mọi người là Ai với Ai ? Hi hi… Sorry, em chuồn đây!

      2

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 26, 2012 at 11:18 pm

      Tôi thì năm 75, thấy bộ đội quân quản xử bắn mấy tay trộm cướp chuyên nghiệp tại Saigon và đối với những kẻ ăn trộm vặt thì xử tại chỗ như bắn vào tay hay chân roi tha. hơn nữa thấy mấy anh bộ đội đóng quân trong những nhà dân bỏ trống rất kỷ luật nên cũng tin là xã hội miền Bắc không có nhà tù.

      Đến khi được đi học tập cải tạo tôi mới hiểu đó chỉ là trò chơi chữ.

      Mùa xuân 1980,(mùa xuân là mùa biểu tình và bãi công của Tây), có một cuộc biểu tình ở Place du Capitole,Toulouse gần nơi tôi làm việc. Nhân lúc nghỉ ăn trưa, tôi cùng bạn bè ra quan sát.

      Một đại diện Đảng Cộng sản lên diễn đàn bắt đầu hùng hổ :
      – Ở đâu giáo dục Đại học hoàn toàn miễn phí cho mọi người?
      – CN CS
      – Ở đâu không có thất nghiệp?
      – CNCS

      Một người bạn nhìn tôi, ý như hỏi tại sao tôi lại từ bỏ một nơi tốt đẹp tương tự , Tôi buộc lòng phải giải thích là đã có vùng kinh tế mới thì làm gì còn thất nghiệp và Đại học Thanh niên Xung Phong cũng nằm trong hệ thống giáo dục Đại học miễn phí đó.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 27, 2012 at 12:30 am

      Hu…hu… Tối qua, mạng méo bị sự cố nên ko sao vào Hang Cua để “tám” được, tiếc quá, vì đang rảnh. May quá, sáng nay lại …phình phường. Đủ biết IT đem lại ko chỉ dân chủ, dân trí, mà còn là niềm vui cho mọi người, dù cũng có khi “buồn kiểu chị Cả” nhà Tép Diu.

      Đang “cơm lành canh ngọt”, bỗng đâu “anh đi đàng anh, chị đàng chị” khiến Tép Riu cứ phải một mình bê một… tô bún bò giò heo của bác xĩ QX ăn cho ấm lòng. Bác xĩ cho Tép Diu thêm tý ớt trưng, cho lát chanh nữa, thêm cục chân giò hầm dừ nữa…

      Rằng ngon thì thật là ngon
      Ăn mà lòng vẫn cứ còn bâng khuâng
      vì sao nhà cửa ấm nồng
      Bỗng đâu lạnh giá ầm ầm…xông vô?

      To@ Vệ xĩ Hà Linh: giá lúc đó, có em ở bên, dứt khoát chị Tép Diu giao nhiệm vụ trả lời cho chàng Sĩ nào đó. Có khi chị em mình lại “hoán vị” cho nhau như dạo chị đi Lào- Thái Lan với em gái.

      To@V.Anh: Đề nghị, V.Anh ko khoét sâu thêm vào Nỗi nhớ của …người ta nhé. Khổ ghê.

      3

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 2:39 am

      Em hai ngày nay có công việc phải làm không vào mạng được, xong việc cái là vào Hang cua đọc bài và đọc còm liền. Đang đọc nhanh một lượt thì thấy chị KD nói vào Hang Cua để “tám”, hóa ra Hang cua nhà ta ngoài đọc bài, đọc còm còn có dịch vu “tắm” nữa răng hè? Vài hôm nữa anh Cao bồi đem ý tưởng mở cafe tẩm quất ngay trước cửa hang nữa thì khách đến với hang cua đông nghịt chị nhỉ?

      2

      0

      Đánh giá comment

      Kim Dung says:
      March 27, 2012 at 3:31 am

      Chít cười cái tên Dellta lày: Chị Tép Diu nhiều khi bị mọi người cười, giờ đến lượt chị TR cười Dellta. “Tám” có nghĩa là tán chuyện, buôn chuyện em à. Ko phải dịch vụ tắm, mờ đòi mát xoa.

      Riêng dịch vụ mát xoa í, để anh Cao Bồi đẹp chai làm chủ Hãng

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 3:49 am

      Rõ khổ, tán thì viết rõ ra là tờ an tan sắc tán cho rồi đằng này viết “tám”, lại còn để trong ngoặc kép, làm Delta cứ nghĩ chị vội nên viết thiếu dấu Á chứ. Làm em nhầm TC mở thêm dịch vụ tắm – gội.
      Xin lỗi bà con Delta hiểu nhầm!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 27, 2012 at 3:55 am

      Lão chăn bò mà làm mát-xa chắc quanh đi quẩn lại có mỗi chiêu lấy roi vụt mông

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 28, 2012 at 9:48 pm

      Đọc một cái còm thấy chị KD lạc đề nhắc đến Bộ trưởng GT, em thì em không rành lắm về bộ trưởng, em kể chuyện “Táo” là nhân vật ảo, giống như hình ảnh rồng cho bà con ai quan tâm thì còm cho vui.
      Táo giao thông 2012
      Trên Thiên Đình ngày hôm ấy, Ngọc Hoàng hết đi vào lại đi ra, hết đi ra lại đi vào. Hôm nay ngài chủ trì buổi lục vấn (chất vấn) táo các ngành cuối năm nhưng mãi đến chính ngọ vẫn chưa thể khai mạc được vì táo giao thông chưa đến. Trên nét mặt ngài đang hồi cao trào của sự tức dận thì táo giao thông tới, ngài lục vấn ngay táo giao thông:

      Này táo giao thông! Anh hẹn ta mấy giờ bắt đầu lục vấn mà giờ này mới tới nơi?

      - Dạ! Bẩm anh Hoàng Thần cố hết sức len lỏi luồn lách mà giờ mới tới được à . Anh Hoàng tha tội chết cho thần ạ.

      - Ai trể hẹn cũng cứ tha thế này hả giao thông? Ngươi biết thời gian là vàng chứ và chính ngươi phôn lên hẹn ta 7h30 bắt đầu lục vấn chứ. Ta biết hạ dưới đại nạn tắc đường đang hoành hành. Nên ta cho ngươi thêm 2h bù ùn tắc, thế mà tới giờ là 12h30 nhà ngươi mới ló mặt là sao? Ngươi định nhằm buổi trưa để đưa mãi lộ cho ta như lời tiên đoán năm Ido 2011 ta phán ngươi à. Hóa ra ta có tài tiên đoán đó sao. Thế năm trước ta nói chơi ngươi nên đổi giờ làm ngươi có làm thật không?

      - Dạ! Số là thần có hứa với hạ dưới là thần sẽ cố gắng dịp 23 tháng chạp này sẽ đi phương tiện công cộng thay cho cá chép riêng của thần như những năm trước để anh Đẩu, anh Tào…anh nào thích thì noi theo nhằm giảm ùn tắc giao thông.

      - Nhưng anh Hoàng ơi! Đến nước này thì thần cũng không đi nổi chứ đâu riêng anh Đẩu, anh Tào hay anh nào đi nữa…

      - Này táo giao thông! Phương tiện công cộng ở hạ dưới mà ngươi đang nói là hung thần gì mà ghê đến thế? Nói ta nghe nào.

      - Dạ! Bẩm anh Hoàng gọi theo tiếng việt nó là xe buýt, gọi theo tiếng Anh nó là xe Bus tiếng la tinh nó làomnibus (dành cho mọi người). Loại xe chở được đông người từ học sinh, nông dân, công nhân, công chức…và cả dân móc túi nữa.

      - Ta nhớ không nhầm thì loại xe này đã thay bằng xe Obama gì đó rồi sao?

      - Anh Hoàng ơi anh nhớ nhầm sang bển Mỹ. Ở ta xe bus em chọn hàng đầu cho giải pháp ùn tắc giao thông. Nhưng anh Hoàng ơi nay nó bế tắc cho em. Số là thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến táo em còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà anh Đẩu, anh Tào anh nào…đi được?

      - Này táo GT! Đừng có xỉu. Ngươi khiếp cở nào nói ta nghe? Nếu có thể giúp được ta gọi Bụt thay Bus có được không?

      - Sáng nay thần hóa trang lên xe bus vì sợ dân họ bắt gặp sao táo Ido năm trước lại ồn ào và mất trật tự cho xe, rồi Thần sợ nhà xe quá chu đáo với thần làm dân tình họ phát ghen thì khổ họ. Nhưng anh Hoàng ơi! Bước chân tới nơi ngoài dự đoán chẳng ai thèm ngó ngàng gì tới thần, táo phải chen lấn lên xe bởi lượng người rất đông, táo phải bịt mủi bởi mùi xe khó chịu, ghế ngồi thì ít còn chổ đứng thì cũng chẳng có. Táo mà không bám chắc thì đã văng từ trên xe xuống dưới xe vì cú phanh gấp của bác tài xế, đã thế phụ xe vô lễ chúng cũng suýt chửi nhầm cả thần. Rồi bổng dưng muốn mếu khi xe buýt tự dưng đứng trơ ra giữa đường cùng các xe khác cả tiếng đồng hồ. Nếu không vì thân thế chắc anh Hoàng ơi em quyết định thay ngay bác tài nhưng tình thế vô phương cứu chữa nếu em hay anh Hoàng cầm lái chắc cũng chỉ thế xe vẫn không thể nhíc lên trước được em lẩm bẩm “bó tay chấm com”. Anh Hoàng ơi! Tưởng đỉnh điểm của bức xúc đã xới lim vô cùng nhưng từ đẩu đâu mấy cậu choai choai chúng xô đẩy thần bất thình lình thần bị mất cái các vi dít thân thế của thần dần lộ ra. Bác tài và phụ xe dẹp chổ cho thần ngồi, mồ hôi họ vã ra giữa tiết tháng chạp giá rét thần không nở hô hét là thay hay đuổi nữa. Nhớ lời hẹn làm việc với anh Hoàng táo vội vàng xuống xe cuốc bộ nhưng mặt đường đả sử dụng kín từng centimet nên thần cũng không thể thoát khỏi được cái mê hồn trận mà thần quản lý. Thần ngơ ngác nhìn thấy có một chiếc xe cấp cứu cạnh bên, thần xưng danh là táo chúng không biết là táo thật hay táo giả nhưng vẫn cứ cho thần ngồi. Thần la, thần quát sao không bấm còi ưu tiên inh ỏi mà đi. Nó cải lại thần rằng có bóp mỏi tay cũng thế thôi ông à. Lúc này đến lượt anh tài ấy nói “bó tay chấm com” với thần.

      - Ta hiểu! Ta hiểu! Có nghĩa là ngươi nói giá thay ta xuống đó làm táo giao thông lúc này thì chắc cũng không xoay vời được tình thế phải không?

      Anh Hoàng ơi xem hình này anh thay em nhiệm kỳ này cũng khó

      - Dạ! Bẩm chính xác ạ.

      - Năm ngoái thì núp cột điện, năm nay thì lại ùn tắc! Thế chết chốc do giao thông gây ra thế nào nói cho ta hay?

      - Dạ! Bẩm, năm trước là tầm sư đoàn còn năm nay cở tập đoàn ạ!

      - Thế ngươi có đổi giờ làm có cấm… như Tào và Đẩu nói đùa năm ngoái không?

      - Bẩm anh Hoàng! Tào và Đẩu không nói đùa đâu, một số nước họ đã áp dụng rồi thần cũng tính áp dụng nghiêm túc chuyện giờ giấc giờ làm, giờ học, giờ…nhưng vấn đề nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn giao thông một số nơi ở hạ dưới do thần quản lý không nằm ở chỗ tất cả mọi người cùng đi làm vào một giờ buổi sáng và cùng về nhà vào một giờ buổi chiều đâu. Mà ở hạ dưới giờ cái gì cũng kéo về cố đô và hướng về các TP lớn, thần thấy ở các nơi này nhà cao tầng mọc lên ngùn ngụt nhưng đất dành cho giao thông của thần ngày một teo tóp, trong khi đó dân số ngoại tỉnh đến các tp này làm ăn khi nào cũng căng như cái bụng chửa gần sinh.

      – Dạ năm nay thần tính mở chiêu thu lệ phí lưu hành giao thông nhưng xem chừng lòng dân chưa chịu thuận với thần.

      - Thần định tính thu như thế nào mà dân tình suốt ngày than phiền ta vậy?

      - Thần đề xuất thu phí lưu hành xe máy 500.000-1 triệu đồng và ôtô 20-50 triệu mỗi năm.

      - Này Giao thông, đề xuất cái gì cũng phải có cái lý, cái tình, ta hỏi ngươi nếu thu phí cỡ đó mà tắc đường không giảm thì sao?

      - Thần lại tiếp tục tăng phí và tăng, tăng phí

      - Ngươi định làm cho ta ngất luôn sao, một chiếc xe ngươi thu tới 50 triệu chưa cao à. Lẽ nào hạ dưới tiền tệ trượt giá như thế này sao.

      - Thần tiếp tục tăng cho tới lúc dân thu hết xe trong nhà thì lúc đó giao thông lại giảm.

      - Ngươi tính cho dân tình đi lại bằng xe ngựa cả sao?

      - Này giao thông, tắc đường thì một mình khanh lo, chứ để hạ dưới tắc đường sống thì ta đâu có thể yên lòng được. Khanh nghĩ là ta ở trên này không soi thấu được dưới trần gian chăng? Đừng có tưởng trẩm không hay biết gì, ta thường xuyên vào Google đấy, ta gõ tên ngươi ngay lập tức có tới 962000 kết quả trong vòng 15 giây đấy,ngươi có tin không. Ta thấy dân tình lúc đầu kỳ vọng ở khanh rất nhiều nhưng giờ thì họ còn la ó đến cả ta nữa đó.

      - Khanh về nghĩ lại đi cho kỹ…cho… cho kỹ.

      - Này giao thông! Nếu nhiệm kỳ sau ta và dân cử khanh làm táo y tế, để khắc phục tình trạng quá tải khanh có tăng phí để muôn dân bớt đến bệnh viện không!? Thôi về nhà suy nghĩ, trả lời rồi mail lên cho ta nhé, bây giờ ta còn phải lục vấn các táo khác.

      0

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 2:52 pm

      Tiếc là chưa được thưởng thức bún bò của mẹ bác. Tôi cũng thích ăn bún bò, hủ tíu, bánh canh. Thích thì thích vậy nhưng lâu không ăn cũng không nhớ. Chỉ nhớ phở thôi, thật đấy. Gốc BK bự quá, hi hi.

      2

      0

      Đánh giá comment

      fairfaxva says:
      March 27, 2012 at 11:53 pm

      Ai muốn ăn bún bò Huế chính gốc thì xin mời thiệt lòng. Fairfaxva không mở quán nhưng đảm bảo nấu “ăn đứt” quán. Mời bà con bưng tô bún nghi ngút khói nè…

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 26, 2012 at 2:12 am

      Mấy bữa lang thang trên mạng tình cờ thấy bài thơ “Tiếng Nghệ” thấy cũng khá hay nên post lên cho Hà Linh và mọi người cùng thưởng thức nhé:

      TIẾNG NGHỆ

      Cái gầu thì bảo cái đài
      Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
      Chộ tức là thấy mình ơi
      Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
      Thích chi thì bảo là sèm
      Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
      Cá quả lại gọi cá tràu
      Vo trốc là bảo gội đầu đấy em

      Nghe em giọng Bắc êm êm
      Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
      Răng chưa sang nhởi nhà choa
      Bà O đã nhốt con ga trong truồng
      Em cười bối rối mà thương
      Thương em một lại trăm đường thương quê
      Gió Lào thổi rạc bờ tre
      Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
      Chắt từ đã sỏi đất cằn
      Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

      Delta góp têm chuyện làm du (dâu) để HL biết thêm một số từ Nghệ:
      Có một o (cô gái) con cưng nhà nọ, vốn không biết làm gì cả, trước ngày về nhà chồng mẹ o dạy nữ công gia chánh bà dạy o ta cách, nấu ăn, rửa đọi…bà dặn:
      - Trước khi rửa đọi (bát) xong, con nhớ nhúng khu (đít) xuống nước nha con.
      Nhớ lời mẹ dặn, về làm du (dâu) hôm đầu nàng xung phong đi rửa đọi, rửa xong đọi nàng vén (mấn) váy lên làm y như lời mẹ dặn. Mụ gia chộ rưa bổ cấy bêt xuống cươi. (mẹ chồng nhìn thấy ngã oạch xuống sân). Góp vui cùng HL cùng mọi người câu chuyện, chúc mọi người ngày đầu tuần làm việc hiệu quả và vui vẽ…

      6

      0

      Đánh giá comment

      qx says:
      March 26, 2012 at 2:32 am

      hehe ….

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 27, 2012 at 2:43 am

      Mạng cũng có những nụ cười bí ẩn kiểu Mô li sa, bác sỹ nhỉ?

      1

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 26, 2012 at 5:53 am

      Ầy, cảm ơn bạn Delta, HL ngài Nghệ-Tĩnh 100% Delta à, máy bay hạ cánh ở sân bay Vinh là bắt đầu giọng quê đặc sệt 100% rồi, chẳng thế mà hàng xóm toàn bảo là” cấy con HL ni, xa quê lâu rứa mà nỏ biết đổi giọng chi chi là răng hầy, răng mi dốt rứa nỏ đổi giọng té i như cái bọn mới đi 3 tháng về là giọng bắc, giọng nam líu lo”.
      Nghe Delta giới thiệu giọng quê mềnh với bạn bè bốn phương thấy cũng ấm lòng!

      1

      0

      Đánh giá comment

      CHUYỆN NGƯỜI BẮC VÔ NAM « CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO says:
      March 26, 2012 at 1:51 am

      [...] Blog Hiệu Minh – Chấp hành kỷ luật của anh Xôi Thịt và Tổng Cua, TC. Bình viết entry này, kể về những chuyện vui buồn của một “anh Bắc kỳ” đã, đang và sẽ sống ở miền Nam. [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      mai says:
      March 26, 2012 at 1:46 am

      “Núa” ra thì “dị”, chớ mấy Bọ có Bọ mô biết chỗ mô mà con nít gọi cha mẹ là “Vú, Bọ” không rứa ? Hồi xưa, tui làm “đầu binh, cuối cán” có nhận 1 tân binh cùng họ, cùng tên. Mỗi lần viết thư về nhà là có câu :”Vú Bọ thân mến của con !” Tui hỏi, rứa mi quê gốc ở mô ? Hắn chỉ biết là dân Quảng Bình di cư thôi. Hồi nớ, đơn vị sắp đi K, tiểu đoàn cho tui đi phép “tranh thủ”, hắn nghe tên, mừng hụt, về trùm mền khóc! Tui phải lên “nói khó” với ĐĐ trưởng, đưa giấp phép của tui cho hắn đi. Còn tui thì liên miên chiến dịch tới hồi ra quân mới về nhà ! Cũng may mà Pôn-Pốt nó tha mạng cho về, bạn bè tui thì nó giữ lại Đắc-Cơ cả mớ.

      3

      0

      Đánh giá comment

      Chuyện người Bắc vô Nam « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online says:
      March 26, 2012 at 12:57 am

      [...] Blog Hiệu Minh. Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Xã hội [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      Phùng văn Nhân says:
      March 25, 2012 at 10:33 pm

      Thank u Nhat Le- Tôi nhầm, của cụ Dương Khuê mới đúng. Viết nhanh nên quên…

      0

      0

      Đánh giá comment

      Phùng văn Nhân says:
      March 25, 2012 at 7:31 pm

      Gửi HM:
      Bác muốn tôi viết về Ivy League, gặp cuối tuần nên ngao du…Trở về thấy blog thay đã hai đề tài. Thích hai chữ Mộ Khóc của KD. Cô này chữ nghĩa tài hoa…E mail lại có vấn đề. Sorry!

      Nhân thấy bài Từ bắc vô nam tay cầm năm lá mơ…Nhiều bác nhắc đến người Kim Sơn nên viết vài dòng:
      Mẹ tôi cũng người Kim Sơn Ninh Bình. Sử ghi hai huyện Kim Sơn Tiền Hải do Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ lập từ thời vua Tự Đức. Ông này dân chơi, nổi tiếng có bài hát nói Hồng hồng Tuyết tuyết. Mới ngày nào chẳng biết cái chi chi…

      Mẹ tôi do học ở Nam Định nên không nói giọng địa phương. Người Kim Sơn thường nói không đúng các vần Tr, D, L…Nhưng bà ngoại thì chất Kim Sơn đặc. Bà thường mắng lũ cháu nghịch như quỷ Rữ, lại khuyên cháu vì tương Nai chăm No Nam Nàm…..Sau này có lần tôi hỏi bà: Biết nói sai sao không sửa? Bà bảo Người người nói thế. Nếu mình nói đúng tất họ cho là sai! Chí lý. Nghiệm ra trên đời có lắm điều sai. Nhưng con người quá lâu quen như thế, nghĩ như thế tất không chịu sửa…Quen đi đường một chiều.

      Đọc Delta, chàng bạo dạn đề cập nghĩa của chữ địt với người nam bắc. Tôi nghe chốn bình dân bàn chuyện chữ Đ. Viết tắt, không bạch văn như Delta.

      Chuyện kể:
      Ngày xưa, năm 1976. Đôi vợ chồng Hà Nội vì sinh kế dời vào Sai Gòn. Họ ở cùng nhà với cặp vợ chồng người nam. Nam dưới nhà, bắc trên gác gỗ.

      Anh bắc làm thơ hay nhiều người ái mộ. Chiều tan sở thường có bạn bè rủ rê thơ rượu. Ngày nghỉ cũng rượu thơ…Đêm về cứ thế là ngủ. Vợ tuổi xuân phơi phới, giận chồng mê nàng thơ bỏ bê chuyện…lý sự!

      Đêm nọ thi sĩ quen tật rượu chè ngâm vịnh chán, định lăn ra ngủ…Vợ gọi bật dậy: Này mình, này mình, yên nghe…Từ dưới nhà có giọng đàn bà:
      -Kỳ wá…kỳ wá. Anh nằm mà Đ… woài!
      Lát sau lại nghe:
      -Anh nằm Đ…Bây giờ lại đứng Đ..

      Cô vợ bắc liếc nhìn thi sĩ tình tứ. Bỗng nhà dưới tiếng nữ vọng lên:
      -Anh này wá cỡ. Nằm cũng Đ…Đứng cũng Đ…Giờ lại vừa đi vừa Đ…

      Cô vợ bắc chì chiết, cái thứ thơ thẩn nhà anh, sao không lấy gương người ta mà…học tập?

      Nghe vợ mắng, thi sĩ không giận, lại thành khẩn khai báo:
      - Thật với em, nằm Đ.. anh làm được. Đứng vẫn có thể chiều em. Nhưng vừa đi vừa Đ..thì anh không thể!!!

      13

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:45 pm

      Vái ông Nhân mấy vái. Vừa làm vườn xong, mệt nhưng đọc blog cứ cười mãi. Vừa đi vừa còm còn khó nữa

      6

      0

      Đánh giá comment

      D.Nhật Lê says:
      March 25, 2012 at 10:10 pm

      Bác Nhân ơi ! Hình như bài ‘Hồng Hồng Tuyết Tuyết’
      là của cụ Dương Khuê,chứ không phải của N.C.Trứ !

      0

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 26, 2012 at 1:50 am

      Chào bác Văn Nhân. Quả là chuyện của chàng thi sỹ chuyên bầu rượu, túi thơ được đặc tả dưới bàn phím của văn nhân làm em cười rũ rượi, Delta chỉ biết đánh đùi cái đét thôi.
      Bác đọc đên đoạn đầu rồi có đọc tiếp phần Delta viết không? Delta có giải thích nghĩa đằng sau rồi mừ.
      Hồi Delta ở miền Nam ấy, mấy anh chị nói ở đây dứa (quả dứa), gọi là thơm (quả thơm). Sau này tán được cô em miền nam, em thấy dân miền nam cái gĩ cũng rõ ràng khác với ngoài em, nên trước khi định thơm nàng cái em cũng xin phép cho rõ ràng. Em xin đằng ấy cho anh dứa cái! Cô nàng tá hỏa chạy mất tiêu. Rõ là ngồi dứa, đứng dứa…thì được nhưng mà đã chạy thì không dứa được. Em nghĩ chắc nàng không yêu nên không cho mình dứa, rứa là em tạm biệt nàng đi tán em khác.

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:04 pm

      BS người Nam dặn bệnh nhân người Bắc sau khi mổ: Ca mổ thành công rồi. Tuy nhiên phải cố gắng đi lại, tốt nhất là địt được vài cái thì mới chắc chắn là ổn thỏa.
      Hôm sau gặp BS, bệnh nhân phều phào: Em cố gắng địt lả cả người mà càng ngày càng… yếu.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Tin thứ Hai, 26-03-2012 « BA SÀM says:
      March 25, 2012 at 7:02 pm

      [...] Hiệu Minh Chuyện người Bắc vô Nam [...]

      0

      0

      Đánh giá comment

      3CANG says:
      March 25, 2012 at 5:33 pm

      Bận quá, báy giờ mới ghé thăm nhà TC được. Quả thật rất bất ngờ và hào hứng khi đọc bài này của TC Bình cùng các còm. Một văn phong có nét giống TC. Chữ nghĩa viết trơn tru, dí dỏm. Cứ đà này, sau mấy hôm vừa qua TC có công phát động, kích hoạt phong trào “nhà văn nhân dân”, trộm nghĩa, đã có tiền đề để chuẩn bị thành lập Hội nhà văn “tre trẻ” HANGCUA. Có thể tạm chia thành các bộ môn. Ký sự trào phúng có Chủ tịch TC, có TC Bình, … Truyện ngắn mộc mạc kiểu khoai lang có Delta, Chinook, gã Cao bồi đẹp chai… Hà Linh (hôm nay viết còm mượt mà lắm) thuộc nhóm tiểu thuyết đa đa cùng với KD…. Thơ trào lộng có HTT… Đặc biệt có bộ môn của kịch tác gia F361. Vân vân và vân vân.
      Đã khuya rồi. Chúc mọi người ngủ ngon.

      5

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:47 pm

      Bà con nên đóng góp “cây nhà lá vườn” cho vui. Ai có kỷ niệm gì hay nên viết ra, vừa chia sẻ tình cảm, vừa học viết, vừa học còm… lợi đủ điều. Sau vài tháng luyện trên hang Cua về tự mở blog, hit lên vù vù.

      Cu Xôi Thịt sắp thành blogger nổi tiếng rồi chỉ vì hắn hay vào hang Cua tán vớ vẩn. Mà có khi cua được cả chân dài cũng nên.

      10

      0

      Đánh giá comment

      phongnguyen56 says:
      March 25, 2012 at 4:48 pm

      Gia đình tôi gốc ở Quảng Bình. Năm 1954, di cư vào Nam, sống tại Nhatrang. Tuy được sinh ra ở Nhatrang, nhưng vì sống ờ một khu vực toàn là người di cư miền Bắc, nên tụi tôi nói hoàn toàn bằng giọng Bắc, tuy vậy khi ở nhà, gia dình vẫn nói với nhau bằng giọng của Quảng Bình pha Huế.

      1973, Tú Tài xong, trước khi vào lính, tôi được cha tôi cho ra Huế thăm ông anh lớn đang đóng quân ở đó. Và quen với một cô gái Huế, gần nhà anh tôi. Huế buồn, nhất là vào những ngày mưa dầm, nhưng vẫn không buồn bằng đôi mắt mang mang của con gái Huế, vào buổi chiều mưa bay ở quán bánh khoái cửa Thượng Tứ, khi chia tay.

      Rồi cuộc tình cũng không đi đến đâu, ngoài lý do xa xôi cách trở, sau này tôi mới được biết qua ông anh, là tôi thường bị nói lai giọng Huế khi nói chuyện với cô ấy. Cái ấn tượng mạnh cho nàng từ giọng Bắc trầm ấm (hy vọng thế :-) ) của tôi trong những ngày đầu, đã dần dần tan theo răng tê ri rứa mất rồi :-) .

      Sau này, tôi gặp rất nhiều cặp, vợ Huế, chồng Bắc và hầu như chưa bao giờ gặp vợ Huế, chồng Nam. Tóm lại, con gái Huế dễ bị cưa đổ bởi giọng nói của mấy chàng xứ BK :-) , không biết có đúng không?

      4

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 8:50 pm

      Người Huế làm gì cũng chậm, đi chậm, nói chậm, ăn chậm, chả hiểu khoản khác có nhanh không. Vì thực ra Huế mưa buồn, thiếu nữ chỉ ngồi cửa sổ ngắm trời mưa, chàng cũng vậy, chả biết làm gì nên chỉ biết thơ, văn. Bác PN nói chính xác đấy, cô Huế nào lấy BK thì mê luôn và ghen thì thôi rồi. Mình có anh bạn lấy gái Huế, bị ghen ghê quá, đành bỏ. Sau lấy cô khác thì chính hắn ghen. Cuối cùng thấy tiếc, giá mà để bị ghen còn hơn là mình ghen

      4

      0

      Đánh giá comment

      Mài Đinh says:
      March 26, 2012 at 8:43 am

      Tôi có nhiều kỷ niệm với Huế. Nhân bác Tập Cận Bình kể chuyện khác biệt về ngôn ngữ, tôi kể hầu các bác 1 câu chuyện.

      Cuối năm 2004 đầu 2005, tôi từ Sài Gòn ra Huế phụ trách văn phòng đại diện. Văn phòng chỉ có 2 nhận sự: một cô gái Huế rất trẻ trung, xinh đẹp, người thứ 2 là tôi.

      Một buổi sáng sớm, cô nhân viên người Huế bàn giao tiền cho tôi. Một l úc sau cô ta hỏi: “Đụ chưa anh?”. Mẹ cha ơi, trong phòng chỉ có 2 người mà nghe cô gái cực kỳ xinh đẹp hỏi câu đó thì…..

      Câu chuyện sau đây tôi nghe các bạn miền Trung kể.

      Hai vợ chồng (vợ người miền Trung) và cô em chồng ăn củ mì (củ sắn) luộc. Cô vợ chợt nổi …sóng tình nên khều chồng vào trong phòng. Lát sau trong phòng phát ra tiếng kêu của cô vợ “Sượng quá anh ơi”. Ngay lúc đó cô em vừa ăn hết mì nên nói vọng vào: “Sượng thì cho một củ”.

      4

      0

      Đánh giá comment

      Tantruonghung says:
      March 25, 2012 at 4:38 pm

      Người Bắc vô Nam nhiều lắm, kéo dài hàng mấy trăm năm song đợt cuối năm 1954 đầu năm 1955, trong mấy tháng di dân khoảng 1 triệu người. Đó là đợt di dân lớn nhất trong lịch sử. Ở các thành phố lớn của miền Bắc hầu như gia đình nào cũng có người thân, họ hàng vào Nam. Tôi còn nhớ bên hông tàu điện ở Hà Nội lúc đó có dòng chữ
      DUNG O BAC NGUY HIEM có nghĩa là: đứng ở bậc nguy hiểm, sau này phải bỏ vì bị hiểu là: đừng ở Bắc nguy hiểm.
      Những gia đình có người ruột thịt như bố, mẹ, con, vợ, chồng, anh, em ruột đi Nam(theo từ gọi hồi đó) sau này đều bị phiền phức. Thôi, không muốn nói nhiều về vấn đề này nữa, chỉ xin kể về chuyện nhỏ của tôi. Cuối năm 54, bà chị họ tôi trước khi vào Nam có gởi đứa con gái(bằng tuổi tôi) ở nhà tôi mấy hôm. Hai cậu cháu chơi đồ chơi với nhau, sau đó tranh nhau cái thước kẻ gỗ. Vì tôi là con trai nên tôi giật được và giữ lấy. Sau nó vào Nam, tôi để cái thước kẻ trong ống bút của nhà nhưng ân hận mãi, sao mình lại tranh với cháu. Mỗi lần nhìn cái thước lại nghĩ đến nó. Sau 1975 vào Sài Gòn, gặp lại bà chị thì được biết nó mất rồi. Buồn quá! Bây giờ kể lại vẫn không dám nhắc đến tên nó.

      9

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 25, 2012 at 3:17 pm

      Sau một đêm thức trắng canh nồi bánh tét, anh chồng vẫn rất tỉnh táo. Anh hồ hởi nói với vợ:
      - Luộc bánh xong ta mần một cái em nhé!
      - Dạ- Chị vợ vui sướng trả lời.
      Rồi chị nhanh nhẩu ra giếng khơi xối nước ào ào, thay bộ quần áo mới, vào buồng nằm đợi.
      Anh chồng vớt bánh ra xong rồi mà chả thấy vợ đâu. Anh vô nhà gọi to:
      - Em đang ở mô? Anh bảo luộc bánh xong ta mần một cái mà em đi mô rồi!
      - Em đã tắm rửa sạch sẽ rồi, đang nằm đợi anh mần một cái đây. Anh vô nhanh với em đi.
      - Cái mụ này. Mần là mần cái chi lúc này! Đói lắm rồi, mụ ơi!

      11

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:30 pm

      Bài của TC Bình (ông Xôi Thịt dịch là Tập Cận Bình) được bạn đọc Nam ra Bắc sống (gọi là tập kết), và bạn từ Bắc vô Nam (gọi là di cư) phản hồi rất thú vị.

      Bạn nào có chuyện tình Nam Bắc viết cho Cua Times đi nào.

      3

      0

      Đánh giá comment

      chan says:
      March 25, 2012 at 3:51 pm

      Em cũng có quen vài cô người MN ,thỉng thoảng các nàng có qua chỗ bọn em chơi ,nấu ăn .Có lần một cô nói “anh ơi cho em xin cái muỗng “em liền lấy cho cái rổ ,cả hội cười vang mình ngượng thì thôi .Năm 1990 cao trào của người Việt ở Đông Âu vượt biên qua Tây Đức bắt đầu .Em thì lừng khừng chưa đi vì tìm nước khác chứ ko thích Đức .Cơ hoi chợt đến khi người bạn ở Đông Đức sang thăm .Ông bạn nói sanh HL có cơ hội đấy .Thế là em chuẩn bị ra đi rất bí mật chỉ nói nhỏ với một em người Nam anh sẽ vượt biên ,anh ko về VN đâu .Cô hỏi anh đi đâu ,em nói sang HL người bạn bên Đ Đ đã chuẩn bị hết rồi .Cô nói cho em đi với ,hơi ngạc nhiên em hỏi “em đã có người yêu rồi đi làm sao được “cô đáp yêu chơi bời thì có gì đâu ,đường ai nấy đi “.
      Em nghĩ một lúc sau nói “ko được đâu em ơi ,đi nghe nói khổ lắm …”
      Cô ấy nói “khổ em chịu được “em lại nói “cứ để anh đi ra sao rồi anh viết thư về em đi sau vậy …”Cô nàng giận và tiếp “vậy thì thôi đi”.
      Giờ nghĩ ko biết nàng đã ra sao nhỉ ?

      3

      0

      Đánh giá comment

      Lan says:
      March 25, 2012 at 1:53 pm

      Nam Bắc Đông Tây đâu cũng có cái riêng dù có pha loãng đến đâu chăng nữa, cũng như ở Thủ đô Việt nam bây giờ đang thành lập hội đồng hương Hanoi của thành phố Hà lội !!!

      6

      0

      Đánh giá comment

      nguyenhong48 says:
      March 25, 2012 at 1:17 pm

      Bài đọc thú vị.
      Tôi người Nam nhưng tập kết ra Bắc từ nhỏ. Ở tập thể toàn người miền Nam, nên vẫn nói giọng Nam. Sau 1975 lấy vợ Bắc, nên ở lại Bắc, con cái cũng nói giọng Bắc (HN). Thế nhưng đến bây giờ, đã trên 60, ở miền Bắc hơn nữa thế kỷ, mà mỗi lần nói chuyện, nhiều người vẫn hỏi:”Bác mới ra HN à? Dù vậy tôi vẫn thấy người miền Nam thật thà, đôn hậu hơn. Họ không có thứ văn hóa “củ chuối”, “nhìn đểu”, họ phóng khoáng và cấp tiến hơn người Bắc.

      20

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:35 pm

      Nhìn đểu, văng tục… đó là kết quả của giáo dục trong gia đình và nhà trường. Người Bắc dạy con cháu phải mời cơm, nhưng hình như người Nam thì không.

      Hồi mới hòa bình 1975, vào công tác ở SG, tôi bị choáng bởi người ở đó ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, một dạ, hai thưa. Thanh niên không nói tục, chửi thề.

      14

      0

      Đánh giá comment

      Khách Saigon says:
      March 26, 2012 at 6:06 am

      Người miền Nam có mời ăn cơm chứ bác Cua, mời thật tình, nếu ở nhà quê thì làm gà hay bắt cá để đãi cơm, nếu ở thành phố thì xem lại có phải mua thêm gì không. Khi mọi người được mời ngồi hết vào bàn thì ráp vô ăn thôi (cùng ăn ), có thể nghe mấy câu giới thiệu như cá này tươi lắm, món này do chị … nấu …
      Ý bác Cua là chắc không nghe người Nam khi ngồi vào bàn ăn nói các câu mời anh xơi, mời chị xơi hay dùng bạo đi, cái này tôi xác nhận không có. Nói nhỏ thôi dân Nam không bệnh hình thức
      Tôi đọc entry đến đây, chỉ mới có bác Cua nhận xét là người Saigon ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, một dạ, hai thưa, chưa thấy bác nào viết về giọng Saigon.

      3

      0

      Đánh giá comment

      ich Due says:
      March 25, 2012 at 3:22 pm

      Đất đai mênh mông, sông nước miên man của vùng Nam Bộ đã tạo ra nếp sống phóng khoáng của dân vùng này chăng?

      14

      0

      Đánh giá comment

      ti4mat says:
      March 25, 2012 at 7:54 am

      Kính các bác, tôi cũng là dân bắc kỳ di cư, sau năm 1975, người ta hay nói giỡn là dân bắc kỳ đuổi tây quá đà nên vào nam (Cũng như những người Việt đi mỹ những năm 1975 – 79, 80 được gọi là Việt kiều đuổi Mỹ quá đà vậy mà). Sự khác biệt giữa các vùng miền không chỉ là ở giọng nói mà còn cả ở tính cách, nhớ lại sau 30/4/1975, lớp thanh niên lỡ cỡ như chúng tôi với lý lịch dính, liên quan tới tùm lum, thật sự chẳng có thể làm được gì cả, đành đăng ký đi TNXP, tôi ở chung với mấy ông nam kỳ rặt, chiều chiều đi chơi vòng quanh nông trường, qua những lán mấy ông bắc kỳ mới vào, thấy mấy ông ăn cơm, thế nào cũng được mấy ông mời “lơi” “Mời mấy bác xơi cơm” thế là mấy ông nam kỳ cứ thật tình “Xơi” chẳng thèm để ý thấy điệu bộ của chủ nhân, lại phải nhịn đói đãi khách, trong khi đó mấy ông bắc kỳ mà qua lán tụi tôi, khi được mời thì cứ từ chối đây đẩy. Tính khách sáo của người miền Bắc di cư hình như đã ăn vào máu thịt dù đã sống ở miền nam cả 1/2 thế kỷ có lẽ là do giáo dục cả. Vậy mà bây giờ có lẽ người miền Bắc lại tự nhiên hơn cả người miền Nam nên mới có thành ngữ “tự nhiên như người Hà Nội” nghĩ lại cũng thấy buồn.

      15

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:39 pm

      Đúng thế. Người Bắc ta có kiểu mời “lơi”, mời lấy lệ. Thực ra phải hiểu “Mời bác ăn cơm” nghĩa là chào bác, bác lại nhà chơi. Không phải đó là câu mời bác ngồi vào mâm.

      Khi hiểu thế rồi thì không ai tự nhiên ngồi vào mâm cả. Đây là qui ước từng vùng, không thể nói đó là đúng sai, hay dở. Mà sống ở đâu thì ta nên hiểu phong tục nơi đó.

      Dân Bắc phải mời gẫy bát gẫy đũa mới ngồi vào ăn vì sợ ngồi ngay bị cho là kẻ chết đói. Dân Nam được mời mà kô ngồi vào bàn ăn thì bị cho là không thật lòng.

      Sang Mỹ thì chả ai mời, của thằng nào thằng ấy chén, tiền đứa nào đứa ấy trả.

      15

      1

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:17 pm

      Người Bắc từ nhỏ đã được dạy dỗ là: Khi ăn không mời người trên là vô lễ, không mời người ngang hàng hoặc kẻ dưới là khinh người. Kể cả đang ăn nhìn thấy người khác cũng thế. Người Nam đã mời là mời thật sự chứ không phải do phép tắc. Người Nam chê người Bắc là mời lơi vì thế.

      4

      0

      Đánh giá comment

      Hà Linh says:
      March 25, 2012 at 7:45 am

      HL thì người miền Trung nhưng rất yêu thích những vùng miền khác bởi sự độc đáo về văn hóa của vùng đó. Riêng về vùng đất Nam Bộ thì có lẽ là một tình cảm tự nhiên từ bé khi đọc những tác phẩm văn học về Nam Bộ. Còn nhớ đọc chi tiết những cơn gió lay làm xoài rơi lộp độp sau vườn, rồi sáng hôm sau các bà các chị làm món xoài ướp nước mắm, ớt, đường vừa ăn vừa xuýt xoa ..rồi những bông điển điển , những rặng trâm bầu, những dòng sông mênh mang….người Nam Bộ phóng khoáng, hào sảng và chân tình…những miệt vườn lung linh trong trí tưởng tượng…đọc sách thì cứ mơ ước ngày nào lớn lên sẽ đến đó. Vây nên, khi còn là sinh viên thì lập mưu để đến bằng được Sài gòn trong kỳ thực tập.
      Một trong những kỷ niệm thú vị mà HL nhớ mãi liên quan đến sự khách sáo và không khách sáo. Số là, một lần,giờ nghỉ trưa ở cơ quan thực tập thì HL nghĩ bụng là sẽ đến nhà chú họ ở Tân Định chơi và ăn trưa ở đó luôn. Khi đến nơi thì gia đình chú thím và các em chuẩn bị ăn trưa. Chú hỏi:” HL ăn trưa chưa, nếu chưa thì vào ăn với chú thím luôn!”, HL thì quen như ở ngoài này tức là phải đợi mời ” gãy bát gãy đũa” thì mới ngồi vào ăn chứ nếu chỉ nói qua thì giữ ý không nhận lời, vậy nên khi nghe chú hỏi vậy thì trả lời:” Dạ, cháu ăn rồi ạ”!, tưởng là chú sẽ bảo:” Ăn rồi nhưng thôi ăn thêm chút nữa với chú thím đi” như ở ngoài quê, ai ngờ chú lại bảo:” Ăn rồi thì ngồi chơi đợi chú thím và các em nhé!”- Trời đất, biết làm sao bây chừ, không thể nói là:” Cháu thực sự đang đói lắm!”, nên đành nhịn qua bữa trưa và học được bài học là lần sau phải nói thật ngay từ đầu.
      Nói chung, cá nhân HL nghĩ, mỗi vùng đất, xứ sở đều chứa đựng những thú vị về văn hóa, những nét đẹp ở sự khác biệt và chỉ có cách là tận hưởng vui vẻ mà thôi.

      13

      0

      Đánh giá comment

      hoadainhan says:
      March 25, 2012 at 8:06 am

      HL ơi, con gái miền trung yêu chung thủy và cũng mặn nồng, mãnh liệt lắm đó nha, nói ít mần nhiều mà.

      8

      0

      Đánh giá comment

      suhien says:
      March 25, 2012 at 6:59 am

      Không biết có đúng không, nhưng tôi nghĩ nếu mình ở đâu lâu cũng sẽ bị nhiễm phong thái, cách ăn nói, cư xử ở nơi đó.

      Không những thế, ngay cả hình dáng khuôn mặt, cách biểu lộ cảm xúc cũng dần dần giống dân xứ đó, người ta nói là do phong thủy thổ ở đó tạo ra. Vi thế đa số các cặp vợ chồng thường có khuôn mặt giông giống nhau.

      Ở nước ta, khác nhau dễ nhận thấy nhất là 3 miền Nam, Trung, Bắc, ngoài ra còn nhiều vùng miền nữa, mỗi nơi mỗi vẻ. Có 1 chuyện vui kể rằng có một nạn nhân bị xe lửa cán chết, khi khám nghiệm tử thi chỉ cần nhìn những gì lòi ra trong quần nạn nhân là sẽ biết người đó là người miền nào. Nếu thấy lòi ra cọng rau muống thì đích thị Bắc kỳ, lòi ra cọng giá sống thì đích thị là Nam kỳ, còn nếu rơi vãi nhiều hạt ớt thì là Trung kỳ.

      6

      14

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:41 pm

      Giá mà bác bỏ đoạn sau thì đỡ bị thumb down hơn, vì nghe chuyện bị tầu hỏa cán, hơi ghê người…

      3

      0

      Đánh giá comment

      F361 says:
      March 25, 2012 at 5:53 am

      Những nhà lý tưởng chủ nghĩa rất khoái cái chủ nghĩa san bằng. Mà san bằng thì sẽ chết. Đó chế độ toàn trị Liên Xô, Đông Âu, vì san bằng mà toi. Khối Eurozone rồi cũng sẽ đi đái.
      Tại sao, tôi phải loanh quanh dài dòng để làm gì? Để chứng minh là phải phân biệt vùng miền, có vây mói có bản sắc riêng. Có cái (ví dụ tập tục…) ở chổ này là rất hay, nhưng qua chổ khác là trò cười; nơi này được tôn sùng, thi chổ khác bị chế bai.
      Tôi là dân gốc Quỳnh Lưu, xứ Nghệ, nhưng là xứ Nghệ của hơn 300 năm trước. Cuố thế kỷ 15, ông tổ 8 đời, vì tội gì đó nên Nam tiến kiếm đường sống, đi thẳng vào Đồng Nai… Nhưng sau đó ông quay ra Huế một thời gain, vì là quan võ cao cấp nhà Chúa Nguyễn. Chúng tôi gọi những người thế hệ ông tổ – kéo dài hai trăm năm – là dân Bắc Kỳ tử tôi. là tủ tội với xứ bắc kỳ nên phải trốn vào Nam để có đường sống. Sau đó là các thế hệ BK tù binh 9chiến tranh Trịnh Nguyễn), BK lính thú, lưu đày, qua thế kỷ 20 là BK cao su, BK di cư, BK xâm lược, BK tiếp quản, BK tập kết, BK ăn theo, Bk cứu đói… Đến nay thì không biết nói sao nửa cho xiết :
      a/ xem phim, thấy có cô nhà báo (Mùa lá rụng trong vườn) có scandal tình ái, thế là từ HN chuyển vào SG công tác và định cư. Bấy giờ chắc đi Mỹ, Pháp, Úc, hay Nga gì đó…
      b/ Các nàng chân dài, ca sĩ, diển viên hạng B, C… HN cũng lủ lượt Nam tiến khi đã có chút danh ở HN.
      c/ Các ông bà lão, chức thấp nhất là bí thư chi bộ thôn, cao thì đến Bộ trưởng, suốt đời chưa từng có một đóng góp trực tiếp nào cho SG nói riêng, cho Nam Bộ nói chung, gốc ở hơn 30 tỉnh thành BK, Sau khi “hiêu”, cũng xin một suất hộ khẩu phó thường dân Nam Bộ. Tới nơi là đăng ký sinh hoạt đảng địa phương ngay lập tức. Không biết may hay rủi, vử nhắm mắt, là Đảng ủy (Phường, Quận, huyện, tùy chúc vụ trưc khi hiêu) phải có cáo phó trên HTV, có một suất đất nằm trên nghĩa trang TP ở Linh Trung hoặc Gò Dưa… cũng tùy chức vụ và tài chạy của con cái). Nhửng tiêu chuẩn này, nếu ở ngay Hà Nội và các tỉnh lỵ, chứ đừng nói ở cái thôn heo hút nào đó của Việt Bắc hay cái làng ven biển nào đó của Hạ Long, thì các lảo tiền bối này nằm mơ cũng không nghĩ ra được.
      Vậy thì cái đám BK này gọi là gì?

      Thành ra phải có phân biệt vùng miền.

      Kể thêm một chuyện đề thấy cái đó là cần. Đó là sau 30/4/75, mỗi tỉnh ngoài Bắc được lệnh lập một đoàn cán bộ quân, dân, chính, đảng do một phó bí thư hoặc phó chủ tịch tỉnh cầm đầu (khoảng 200 – 300 người) kéo vào tỉnh kết nghĩa để giúp đở cải tạo XHCN (ví dụ Hà Nội – Sài Gòn, Hải Phòng – Đà Nẳng, Ninh Bình – Bạc Liêu…). Các đoàn này đã đem theo các quản lý hành chính, kinh tế quá lạc hậu, nên hậu quả bây giờ nam Bộ vẫn còn gánh sau 30 năm cải cách mở cửa. Đặc biệt các tập quán canh tác nông nghiệp lạc hậu, quản lý nông thôn kiểu HTX… gây nên sự phản đối quyết liệt của người nông dân Nam Bộ, kể cả các cán bộ chấn trụ tại chổ (nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết… thế này là phân biệt vùng miền rồi chứ còn gì nửa). May mắn có sách lược “nhất trụ…” nên các đoàn này đến năm 1978 phải giải thể rút về Bắc.

      Hôm qua , báo mạng DatViet có 2 bài viết về chuyện kỳ thị lao động các tỉnh Thanh – Nghệ – Tỉnh, tại các khu CN ở SG, Binh Dương… Đâu có thiều các ông chủ DNTN là dân BK (vùng Đồng bằng Bắc Bộ). Thế tại sao, họ vẫn không tuyển dụng dân Thanh – Nghệ – Tỉnh (cái này gợi nhớ tới kiêu binh tam phủ, ấp thang mộc của các Chúa Trịnh). Vậy thì các ông chủ BK này có phân biệt vùng miền không? Đâu chỉ riêng dân SG, dân Nam Bộ…

      Quay lại chuyện của tôi. Hổi 1995, khi được một nhà ngoại cảm rất có tiếng vùng Khu Bốn (chuyên tìm một liệt sĩ bộ đội VN ở Lào) cho biết, ông tổ của mình gốc ở Quỳnh Lưu. Anh em tôi chia nhau ra Quỳnh Lưu tìm họ gốc. Qua mấy năm tìm, nhưng không có kết quả, dù có mở rộng địa bàn tìm kiếm. Chúng tôi đành giả từ giấc mơ quê gốc. Mà chỉ còn nhớ, mình là dân SG chánh gốc hơn 300 năm.
      Nhân tiện nói thêm, trong quá trình truy tìm quê gốc, chúng tôi tiếp xúc với nhiều người , kể cả kết hợp đi chơi Bắc Bộ. Khi được hỏi là trong SG ở đâu, chúng tôi nói : ở Gò Vấp, thì dân xứ BB hỏi lại là ở Nguyễn Kiệm, hay Quang Trung, Phan Huy Ích, Cây Trâm… vậy mới biết cái xứ Gò Vấp của tôi quả là đất lành chim đâu, rộng cửa cho dân Bắc – Trung – Nam tới lập nghiệp định cư. Gò vấp đã từng có một Xóm Mới của dân BK di cư 1954, nay là của bao nhiêu BK… Vậy Gò Vấp có phân biệt vùng miền không? Có cần phân biệt không?

      Cần ! Rất cần! Có như vậy mới tạo nên một diện mạo đa dạng, môt nền văn hóa đa diện của nước VN, của người VN.
      Chỉ cần nhớ một điều chúng ta là hâu duệ từ một bọc 100 trứng của Mẹ Âu Cơ. Ngay hồi đó, chúng ta đã đa diện như vậy thì bây giờ tại sao lại sợ.

      Sang năm, tới Hoàng Sa!

      F 361

      13

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:44 pm

      Chúng ta chỉ cần hiểu văn hóa vùng miền sẽ dễ làm ăn, sinh sống hơn. Các cụ nói “Nhập gia tùy tục” là có lý.

      7

      0

      Đánh giá comment

      kaka says:
      March 27, 2012 at 1:23 am

      Đọc F361 mới biết có nhiều thành phần BK đến vậy. Riêng tôi, sau 75, thường được nghe
      nhất là câu hỏi : …’.là Bắc Kỳ năm tư (1954) ? hay Bắc Kỳ bảy lăm (1975) ?’
      Ý của câu hỏi thì tùy theo người hỏi là ai và trong tình huống nào.

      0

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 5:46 am

      Hehe, bác TC Bình kể chuyện người Bắc vào Nam nghe hay thật, những chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất thực.

      Để đáp lễ, Cao bồi xin kể lại một kỷ niệm của người Nam khi ra Bắc nhé.

      Lúc đó khoảng 2006, Cao bồi ra các chi nhánh ngoài Hà Nội công tác. Chiều rảnh rổi,muốn đi thư giản tí, nhưng lén đi một mình không dám nhờ các đồng nghiệp ngoài đó hướng dẫn.

      Đi lòng vòng đến một con đường tên gì quên mất (ngoài đấy hình như gọi là phố..chứ không gọi là đường), dọc hai bên đường thấy rất nhiều nhà treo bảng hiệu cà phê tẩm quất ! Cao bồi cũng hơi hiếu kỳ, xưa nay uống cà phê cũng nhiều loại : pha sửa, pha rượu rum, pha bạc hà, kể cả cà phê cứt chồn ! Nhưng cà phê mà ướp với trái tắc (tẩm trái quất) thì chưa hề. Phải thử xem đặc sản miền bắc này xem sao.

      Thế là Cao bồi lò mò vào một quán trông có vẻ khá nhất. (thú thực, nhìn các quán này trông rất đơn sơ, có vẻ hơi nhếch nhúa). Đang tìm một cái ghế và bàn để ngồi, thì chị chủ quán đon đả mời lên gác. Cao bồi hơi giật mình, chắc là cà phê đèn mờ như trong Nam rồi. Thế là CB lên tiếng : ngồi ngoài đây được rồi, cho tui xin cái cà phê tẩm quất đi, càng quất nhiều càng tốt !

      Chị chủ quán nói vậy thì mời anh lên trên, các em nó sẽ mang cà phê lên cho anh và tẩm quất mạnh vao.

      Thế là đoạn tiếp ra sao các bạn biết rồi đó. Mình được lột sạch và đấm bóp mát xa cật lực theo yêu cầu. Hix, hỏi các em tại sao không ghi bảng hiệu là xoa bóp, mát xa ? các em nói ghi thế phải đăng ký kinh doanh rắc rối, ghi tẩm quất nghe nó bình dân hơn, nhưng các em nói là vẫn phục vụ tới bến !

      Buồn cười chuyện này nũa, lúc đang tẩm quất, em hỏi mình có “buồn” không ? Mình ngớ người ra, hỏi sao anh lại phải buồn, đang nói chuyện vui vẻ thế này . Em nói làm thế này mà anh không “buồn” à ? Vừa nói em càng khều, càng chọt mình thêm… Nhột quá mình vùng vẩy, thế là em cười bảo sao lúc này anh nói không thấy “buồn”. ?

      Mô phật, lúc đó Cao bồi lại học thêm từ mới, ngoài đấy mà nói “buồn buồn” thì có nghĩa là “nhột nhột” trong Nam đó !

      Từ đó về sau, hể NCB nghe cô nào nói “anh làm em buồn..” thì giật nảy mình, phải xem lại bàn tay của mình đang để đâu làm cái gì vô tình khiến cho em “buồn”. Hix.

      38

      3

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 7:09 am

      Những cái không diễn đạt bằng ngôn ngữ mà sao CB cứ cần nói chuẩn mới hiểu nhỉ. Mình xin kể chuyện bất đồng ngôn ngữa này CB nhe:
      Số là ở phố nọ có một gia đình vợ chồng công chức người gốc Hà Nội sống trong ngôi biệt thự ba tầng rất khang trang. Kế bên là ngôi nhà tạm do vợ chồng người dân Nghệ thuê để thu mua đồng nát.
      Chị hàng xóm người Hà Nội có anh chồng làm giám đốc cở to đi suốt ngày, giao lưu khắp nơi thường về nhà là lên giường nằm thưỡn người ra ngủ quên cả cởi dày, chị vợ cởi dày cho anh xong buồn rầu, chán nản với điệp khúc “ngày nào cũng thế, ngày nào cũng vậy cứ uống say là anh…” nên chị ra ngoài ban công thở than, rồi chị chợt nghe tiếng chọc gheo từ dưới ngôi nhà vợ chồng lao động dân Nghệ vọng lên, nghe rõ tiếng người vợ Nghệ An nói với chồng:
      - Anh làm cái gì mà cứ địt suốt, địt liên tục, địt đến nổi em không tài nào chịu nổi. (xin lỗi cứ đọc tiếp đừng nghĩ tục tôi sẽ giải thích sau)
      Người vợ Hà Nội thấy gia đình người ta tối về vợ chồng chọc ghẹo nhau rồi nghe chị vợ người Nghệ An trách chồng… mà cứ thầm ước giá như ông giám đốc nhà mình được một phần ba anh chồng Nghệ kia thì cuộc sống nó tuyệt biết mấy đằng này đi về là nắm khèo ra, chả nên cơm cháo gì cả. Suốt đêm hôm ấy, chị vợ người Hà Nội chỉ mong trời sáng mau mau để xuống hỏi người hàng xóm bí quyết cho chồng ăn cái gì mà thuộc dạng “một người khỏe hai người vui vây”. Rồi trời vừa tảng sáng, chị người Hà Nội vội vả xuống nhà hàng xóm hỏi hăn kinh nghiệm.
      - Chị hỏi khí không phải em cho anh nhà ăn cái gì mà anh….khỏe thế nhỉ.
      - Chờ chị nói chi mà em nỏ hiểu răng cả nà. Chị vợ người Nghệ An hỏi lai.
      Chị người Hà Nội nói nhưng có phần hơi ngường ngượng:
      - Ý chị là em cho anh nhà ăn cái gì mà anh…mà anh…địt khỏe thế?
      Có rứa mà chỉ cứ ấp úng làm em không hiểu. Có chi mô chị, nhà em dân lao động nỏ có tiền mua sâm nhung, quế phụ gì cả chỉ có khoai thôi chị nà. Người vợ Hà Nội há hóc miệng không tin hỏi lại.
      -Chỉ mỗi khoai thôi à?
      Dạ chỉ mỗi khoai lang thôi chị ạ có chi thêm mô nựa chị hè.
      - Đơn giản thế mà chỉ không biết chị cảm ơn em, chị đi mua cho anh nhà ăn để một người khỏe hai người vui đây.
      Nói đoạn người vợ Hà Nội tức tốc ra ngay chợ mua một mớ khoai lang về nấu một nồi to. Trưa anh chồng đi làm về chị cứ đưa khoai ra nạp thay cơm, tối về cũng cứ đọc mỗi khoai. Được cái anh nhà thường ăn các loại đạm bạc (lắm đạm nhiều bạc) nay ăn khoai thấy là miệng nên ăn rất khỏe. Tối hôm ấy chị vợ người Hà Nội tâm trạng như đang yêu, trẻ trung đến lạ khì chờ thần dược khoai lang hiệu nghiệm.
      Chờ mãi chẵng thấy anh nhà động tĩnh gì, thi thoảng chỉ nghe tiếng xoẹt do anh đánh rấm. Chị vợ điện tiết chửi đổng “chồng người ta ăn khoai vào địt rầm rầm, còn chồng mình ăn khoai vào chỉ mỗi đánh rấm, chồng ơi là chồng”. Xin thưa bà con từ đánh rấm quê Nghệ An, Hà Tĩnh, QB gọi chung là từ địt.

      16

      1

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 8:42 am

      Năm 66 thế kỷ trước, tôi ra Huế thăm một người bạn đóng quân ở Thuận an.

      Huế thời đó rất ít sinh hoạt vui chơi nên sau khi đi thăm mấy lăng bọn tôi về uống bia ở một quán nhỏ bờ sông Huơng và định đi ngủ đò.

      Đò cập bờ, trời nhá nhem tối. Bức màn màu đỏ xỉn dơ vén ra, trong đò một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét, hai cô gái son phấn diêm dúa cười cầu tài.

      Một mùi hôi , cộng với mùi nhang rất nồng từ lòng đò xông lên làm tôi ngần ngừ.

      Thấy thế một cô trấn an tôi : Không răng mô.

      Tôi nghe thế, nhớ đến một thằng bạn lớn tuổi hơn, dạy tôi khi mới lớn là cái “đó” của con gái có răng.

      Tôi bật cười , và chút hứng khởi ít ỏi còn trong tôi vụt bay mất.

      Hai đứa tôi trở về khách sạn , uống bia tiếp rồi ngủ khò.

      13

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:51 pm

      @ Chinook

      Hồi bé, các anh lớn tuổi cũng bảo là cái “lý” có răng nên mình sợ đến 45 tuổi mới biết lần đầu. Khi hỏi răng em đâu, nàng bảo, em đợi anh lâu quá, răng rụng hết rồi. Bây giờ chỉ còn hàm giả

      17

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 3:40 pm

      Uh, chinook nói giống y như cảm giác của mình lần đầu tiên (cũng là lần duy nhất) thử đi nghe ca hát trên đò ở sông Hương, nhân một lần đi công tác ngang qua Huế ở lại một đêm, khoảng năm 1998. Cái không khí trong đò sao nó ảm đạm, tù mù quá. Nhất là nghe cái mùi nhang, cộng với cái mùi son phấn nồng nặc của các cô . Nghe nhưng chả hiểu các cô hát gì, bình thưuờng các o nói đã khó hiểu, mà hát thì Cao bồi hiểu được cái “mô, tê” ?

      Khác với Chinook là tụi này vừa lên đò vừa mang theo đồ nhậu, nên cũng khoan khoái. Có điều sao thấy cảnh buổi tối trên sông Hương sao mà thê lương ảm đạm quá .

      1

      1

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:47 pm

      Nghe đoạn bác Cao Bồi kể chuyện bị lột hết quần áo ra để tầm quất, thấy mê mẩn cả người. Thèm thế, dù thấy hơi nhồn nhột.

      Dưng mà….cái đoạn lột này thì các cô Nam hay Bắc…giống nhau. Người Bắc lột trên trước, dưới sau, người Nam muốn cho nhanh thì lột dưới trước. Một lúc sau thì anh Cao Bồi bảo, xong việc rồi, chẳng cần lột trên nữa.

      Chả hiểu có đúng thế không bác Cao Bồi ???

      8

      0

      Đánh giá comment

      chan says:
      March 25, 2012 at 3:16 pm

      Ha ha ,đúng là chuyên gia cà fee ôm…

      2

      0

      Đánh giá comment

      nicecowboy says:
      March 25, 2012 at 3:21 pm

      Cái vụ lột này thì lão Cua hỏi mơ hồ quá hè !

      “Người Bắc lột trên trước, dưới sau, người Nam muốn cho nhanh thì lột dưới trước..”

      Lão Cua phải phân biệt ra 2 trường hợp : tự lột và lột cho đối tượng thì có khác nhau nhé.

      Tự lột thì càng nhanh càng tốt. Còn nếu không phải tự lột thì càng chậm càng chắc ăn, càng phê nhá !
      chinook says:
      March 25, 2012 at 5:20 am

      Tôi là dân Bắc kỳ cũ. Cha tôi vô Nam đầu thập niên 40. Kết hôn với Má tôi ở Dầu tiếng rồi chuyển qua làm cho hãng Denis Frères nên dọn về Chợ lớn.

      Đầu thập niên 50, tôi có thêm em nên Cha tôi mua nhà lớn, đất rộng ở Chí hòa.
      A phò nấu cơm cho nhà không đi theo nên chúng tôi thay đổi cách ăn uống. Từ cháo trắng hột vịt hay cá muối(hàm yủy)thành thịt kho nước dừa, canh chua cá bông lau.

      Cũng may nhờ đó mà đến năm 54, cha tôi có thể đón gia đình mấy cô chú tôi khi họ di cư.

      Gia đình đầu tiên đến nhà tôi là cô em Ba tôi. Cô người Kim sơn, Ninh Bình nên lần đầu tôi thấy người phụ nữ vấn tóc, răng đen ăn trầu. Mấy người con Cô trang tuổi tôi nên chúng tôi học cách nói của nhau rất mau. Điều bất tiên lớn nhất là Cô chú tôi không ăn được đồ nấu kiểu miền Nam và chúng tôi thì ngược lai.

      Nấu cơm ngày bốn buổi cho 15 người là một việc quá tải cho căn bếp nhỏ của Gia đình nên sau chừng một tháng, cô chú tôi mua một căn nhà bên Phú nhuận và dọn qua đó.

      Mỗi tuần Cha tôi đều sang thăm co và để được ăn canh rau đay nấu cua đồng và cà pháo mắm tôm.

      Qua kinh nghiệm đó, khi Bác Hai, chị Cha tôi vô, Bác đi theo những người di cư và định cư dưới Mỹ tho. Tôi nhớ khoảng năm 1957, Bác lên thăm gia đinh tôi, mang theo mấy trái dừa và hai con cá lóc. Vì thói quen tiết kiệm, bác vừa đi bộ, vừa hỏi đường, trên đầu đội một xâu dừa năm trái, từ bến xe Chợ lớn mới tới nhà tôi.(chắc cũng khoảng tren 10 km). Trong bữa cơm tối, cha tôi hỏi Bác trả lời tỉnh queo : Đâu có xa xôi gì đâu Cậu. Vừa đi vừa lần chuỗi(cách cẩu nguyện của người Công giáo), chưa hết năm tràng hạt.

      Hiên giờ Bác Hai tôi chỉ còn mấy người cháu ở Bỉ và Anh. Cô chú tôi còn 2 nguòi con và các cháu ở Pháp. Anh em tôi ở Mỹ. Thỉnh thoảng vẫn qua thăm nhau.

      Năm ngoái gia đình tôi qua thăm mấy bà con bên đó. Những người thế hệ tôi vẫn nói với nhau bằng tiêng Việt, nhưng với thế hệ nhỏ, tôi phải dùng tiếng Pháp. Dù là tiếng tôi thông thạo từ nhỏ , bọn nhỏ chê là tôi nói tiếng Pháp với giọng Mỹ (accent Americain)

      13

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:33 am

      Vậy bác dâu mình đồng hương Kim Sơn với cô Chinook rồi. Mình nhớ, bác cứ gọi má mình: “Sím ơi sím…”. Vui thôi, bác đừng giận nhé.

      1

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 7:31 am

      Không có chi đâu Bác TCB, cũng như người Hanoi phát âm vần “Tr” hay người Saigon phát âm vần “V” thôi mà.

      Khi qua Pháp, tôi cũng có dịp gặp một người bà con phía Cha, quê Kim Sơn, qua Pháp năm 1954. Họ nói một phu từ mà tôi không hiểu ” Biết ắng”. Thấy tôi lớ ngớ, người cha mới dịch nghĩa là “biết từ l

      Nói chi tiếng Việt, nếu Bác nghe một người Quebec(Canada), một người Marseille, hay Paris nói tiếng Pháp, sẽ thấy họ nói khác nhau thế nào.
      .

      3

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 7:35 am

      “Biết ắng ” nghĩa là ” Biết từ lâu”

      2

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 2:55 pm

      Rất nhiều bà con trong blog là người Ninh Bình di cư vào Nam, rồi chạy tuốt sang Mỹ, Tây Âu, hóa ra sướng hơn ở Kim Sơn, Phát Diệm bây giờ.
      chinook says:
      March 26, 2012 at 6:35 pm

      Trước 1975, nhiều người Phát diệm di cư nắm những chức vị quan trọng trong chính quyền , theo sự hiểu biết thiếu sót của tôi :

      2 Thuợng nghị sĩ , 1 Đại tá Cảnh sát Quốc gia, và 6 Tiến sĩ tốt nghiệp ở Bỉ, Pháp và Hoa kỳ

      Nếu tính Ninh Bình , có thêm một Đại tá, một cố vấn Tổng thống.

      Thực là một thành tích đáng nể của một vùng đất mới, bởi những người bị loại khỏi xã hội. Nhưng trường hợp Bà Bác làm tôi vừa thắc mắc, vừa khâm phục.

      Bác tôi sanh năm 1893, chưa đầy 10 sau khi người Pháp chiếm Bắc kỳ, nghĩa là từ khi người Công giáo mới dễ thở và đầu tư vào giáo dục. Tôi không biết cụ học như thế nào, nhưng cụ đọc viết thông thạo , thuộc Kiều và Chinh phụ ngâm.

      Có người nói đùa : Sang Mỹ, người Phát Diệm thành Tiến sĩ ( Ph. D.)

      2

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 25, 2012 at 5:00 am

      Cảm ơn bác TCB. Đọc còm cũng nghĩ văn bác hay rồi, đọc cả bài thì thấy mình nghĩ đúng . Tôi sinh ra khi cuộc chiến kết thúc vài tháng, so với bác và phần lớn các bác trên hang Cua, có thể tính là “hậu sinh”

      Tôi là dân miền Bắc, Hà Nội cả 2 đằng nội ngoại. Cách đây gần 10 năm, tôi vào Sài Gòn làm. Công ty tôi có trụ sở tại Công Viên Phần Mềm Quang Trung (CVPMQT), ở Quận 12. Bác nào xa SG lâu thì xin nói thêm Quận 12 được thành lập năm 1997, lấy 1 phần đất của Hóc Môn, đoạn giáp Gò Vấp còn cái CVPMQT kia thì lấy luôn địa điểm Khu Hội chợ Triển lãm Quang Trung (thời VNCH là Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì phải).

      Dưới trướng tôi lúc ấy cũng có mấy em gái xinh tươi. Khổ là bình thường các em nói rất là nhanh, tôi chả nghe được gì cả, toàn phải đoán, mãi dần cũng quen. Sau có lần ngồi nói chuyện, một em thủ thỉ “Bây giờ tụi em nghe anh nói thì hiểu chứ hồi đầu anh nói nhanh quá”.

      Tôi ngẩn người 1 lát rồi chợt hiểu. Hóa ra chả ai nói nhanh cả. Chẳng qua giọng Bắc Nam khác nhau, nói chậm thì người kia dễ bắt âm hơn. Ai cũng coi nói như mình là chuẩn nên người kia bị qui là “nói nhanh”

      9

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:39 am

      Có nhiều chuyện mà chưa gặp mình khó tin là có thật. Hồi năm 1979, mình đi phát thuốc sốt rét ở vùng Đại Phước thuộc tỉnh Đồng Nai. Dân ở đây toàn người Nam, có một xứ đạo của người Bắc thì ở tách biệt hẳn. Không thể tưởng tượng được, tiếng Bắc được phát âm cực chuẩn của mình nhiều bà già không hiểu, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo. Có lẽ cả đời chưa khi nào họ đi ra khỏi làng quê chăng?. Mình xưa nay cứ tưởng chỉ có người Trung nói trọ trẹ mới khó nghe, ai dè…

      3

      0

      Đánh giá comment

      chinook says:
      March 25, 2012 at 8:09 am

      Bác TCB nói về chuẩn, tôi nhớ đến chuyện này.

      Năm 79 khi vượt biên, tôi tới Pháp. Vì đã biết tiếng Pháp nên thời gian mấy tháng chính phủ dành cho học tiếng Pháp tôi đi phụ dạy tiếng Pháp và giúp những người tị nạn gần hết hạn cư trú tại trung tâm tiếp nhận đi tìm nơi định cư.

      Một hôm, một đại diện trung tâm tiếp nhận và tôi đưa một gia đình đến một họ đạo. Ngưòi đại diện họ đạo khi giới thiệu gia đình tỵ nạn Vietnam với giáo dân nói là người Việt gọt cam theo chiều ngược( à l’envers).

      Đến lượt phát biểu của người đại diện của trung tâm tiếp cư, cô ấy nhẹ nhàng xin lỗi và sửa là ngưòi Việt gọt cam theo chiều kia.(dans l’autre sens )Vì làm gì có chiều thuận và ngược

      8

      0

      Đánh giá comment

      Hiệu Minh says:
      March 25, 2012 at 3:02 pm

      Re-com đến đây thì thấy TC Bình làm hộ rồi. Chúc tác giả vui, ngồi rình còm và trả lời bà con cho đàng hoàng nhé.

      Thử làm tác giả blog một hôm xem thế nào…

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 26, 2012 at 1:23 pm

      Sướng tê người bác ạ, vì thế tay chân cúm rúm, tắt đài. Hu hu.
      hoanglien2701 says:
      March 25, 2012 at 2:28 am

      hihihi ! Nhà Thuyền thì là dân Nam nhưng sanh ra ngoài Bắc, khi vô Nam( hồi đó 8 tuổi), mở miệng ra là ” vầng ạ”, bà cô thứ Tám ghét lắm, mỗi lần nghe là quát: vầng vầng cái chi, dạ, nghe chưa ! Mẹ Thuyền về quê nội, chui vào bếp nấu ăn cùng các bà chị chồng, thỉnh thoảng bảo: Chị cho em mượn cái môi ! Bà cô quát um: Cái môi tui mợ lấy làm chi ! Gíai thích qua lại mới biết ấy là cái vá múc canh ! Đến khi ăn cơm, bà cô nói bà chị: Dọn chén ăn cum con ! Bà chị bưng tất tần tật mớ ly tách uống nước trên bàn xuống vì ngoài Bắc gọi ly uống nước là chén ! Rồi đến khi cho thằng em út ăn, mẹ lại hỏi: nhà mình có cùi dìa không cho em một cái bón cho cháu ăn ! Bà cô sau một hồi hiểu ra càm ràm: Cái muỗng nói cái muỗng, ai biết cái cùi dìa là cái chi ! đút cho ăn thì nói đút cho ăn, nói bón nghe bắt ghê, tưởng bón phân ! Nay ở Nam mấy chục năm, quen và thích lối sống trong này y như bác HM vậy đó !

      4

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 5:52 am

      Thú thật, mình vẫn thích tiếng “Dạ” của người Nam hơn, nghe cũng hiểu là vâng phục nhưng tình cảm và đằm thắm hơn. Nhiều câu khen-chê như nhau nhưng nặng nhẹ khác nhau giữa 2 miền. Chê “hư” với một cô gái, ở miền Bắc là nặng nề, nhưng ở miền Nam có khi là mắng yêu. Khen “giỏi” ở miền Nam nhẹ ký hơn.
      Mình cảm thấy thế, hoanglien nghĩ sao?

      3

      0

      Đánh giá comment

      Xôi Thịt says:
      March 26, 2012 at 8:24 am

      Nhân lão Tập nhắc đến tiếng “Dạ”, xin lạc đề 1 chút.

      Tôi có thằng bạn tên là Thắng, bố hắn tên là Dạ, và biệt danh hắn là (vâng các bác cũng biết rồi) Thắng Dạ. Một hôm, ông Dạ không thấy con ở nhà bèn gọi toáng lên “TH…Ắ… N…G”. Thằng con đang chơi bên nhà hàng xóm thưa ngay rõ to “D…Ạ”. Hắn về nhà bị ông bố vác cái thước đập cho 1 trận “Mày có phải bố tao đâu mà dám réo tên tao như thế”. Thế là từ đấy:
      - THẮ… N…G
      - CÁI GÌ CƠ Ạ?

      4

      0

      Đánh giá comment

      Le Nhaque says:
      March 25, 2012 at 2:18 am

      Chuyện Người Bắc Vô Nam, Bác TC. Bình viết nhẩn nha cứ như kể chuyện. Hay lắm bác !
      Nay rộ lên chuyện kỳ thị vùng miền ở Trang Bác Viết Đào.
      Bên nầy mang tinh thần Bắc Nam cũng đều là một.
      Lão Nhà quê tui có đọc một bài mang tinh thần từa tựa như thế từ hôm Tết trên trang nonnuocbinhkhe.blogspot.com : Từ Bắc Vào Nam
      Bắc hay Nam cũng đều một bọc sinh ra.
      Sao lại phân biệt vùng miền !?

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 6:03 am

      Chính em cũng bị một vố do suy nghĩ kỳ thị mà ra. Đau nhất là do chính mình tự hại mình.
      Hồi thanh niên để ý một cô gái Huế, thế rồi cứ nghĩ: Mẹ mình là bà nhà quê Bắc kỳ rặt, Công giáo. Có kề dao vào cổ chắc cũng chả bao giờ chịu có cô con dâu nói giọng Huế, đạo Phật, ăn chay trường. Thế là tự rút binh. Nghĩ lại thấy mình bậy quá bác ạ.

      2

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 1:39 am

      Cái món tiếng nói thì chỉ có dân nhà em nói là các bác khó nghe nhất ví dụ nói về nước uống bọn em nói “uống cái nác nể, múc ở dưới su lên” các bác có giỏi ngoại ngữ chắc cũng bó tay. Nhưng được cái các bác cứ nói Bắc nói Nam là bọn em đều hiểu tuốt. Em thấy bước tiến nhảy vọt không phân biệt giọng chuẩn đó là giọng của chị phát thanh viên VTV người miền nam lúc đầu chưa quen các bà các ông là là giờ thì một vài hôm không thấy lại thấy nhắc riết. Không biết có TEM được phát không nà!

      1

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 1:40 am

      Hì! TEM được bác TC Binh rồi nà.

      1

      0

      Đánh giá comment

      TC Bình says:
      March 25, 2012 at 6:12 am

      Chúc mừng Tem.
      -Mình sợ nhất là mấy bác Quảng Ngãi, Quảng Bình cao hứng lên mà liến thoắng thì mình chỉ hiểu lõm bõm thôi dù đã tiếp xúc rất nhiều.
      -Thành thực nhé, mình thì nghĩ, nói tiếng nào cũng tốt, nhưng giả giọng, pha tiếng nghe khó chịu lắm.

      1

      0

      Đánh giá comment

      Delta says:
      March 25, 2012 at 6:34 am

      Đồng ý với bác, dân em hay nói “chửi cha không bằng pha tiếng”. Delta xin kể lại câu chuyện vui của một người pha tiếng:
      Một anh chàng nọ mới rời lũy tre làng vài năm đi làm ăn xa quê, tết về, anh qua nhà bác hàng xóm chơi. Khổ nổi anh này vào Nam làm việc nhưng nói thì giọng lại lỡ cỡ không rõ Bắc -Nam mới vào tới sân con chó trong nhà vọt ra liền gọi chủ nhà:
      - Ối zời ơi! Chúa, chúa,..úa..úa
      - Người nhà nghe không hiểu, còn chó nó cứ nhảy xừng liên tiếp.
      Đến nước này anh ta hạ giọng nguyên dân quê:
      - Bác ơi chó nó cắn. Khi đó người nhà hiểu thì anh ta đã tả tơi.
      Vào nhà hỏi con về hôm nào vậy? Anh ta trả lời:
      Zạ, con về hổm diếp (hôm trước, diếp là từ địa phương Hà Tĩnh).
      Chủ nhà không nhịn được cười nên đang uống nước mưa phun cả nhà.


    8. #7
      thaibaclieu's Avatar
      thaibaclieu Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      ---
       
      ----
       
      Ngày tham gia
      Jun 2013
      Bài viết
      3
      Được cảm ơn: 0
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần
      anh cái đầu mày chứ anh, pn tao ko thích


    9. #8
      Jen's Avatar
      Jen Đang Ngoại tuyến Đội Trưởng
      Sống phải biết che
      đậy cảm xúc...
       
      Bất mãn
       
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Bài viết
      211
      Được cảm ơn: 111
      2
      Beginner
       
       
      Số lần cộng|trừ: 2 lần
      Nếu đã Copy bài của ai đó nhớ ghi rõ nguồn

      "Đời thay đổi khi bạn thay đổi mà thôi"

    10. #9
      QuỷLệ's Avatar
      QuỷLệ Đang Ngoại tuyến Thuộc Cấp
      ---
       
      ----
       
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Bài viết
      38
      Được cảm ơn: 6
      1
      None
       
       
      Số lần cộng|trừ: 0 lần
      Trích dẫn Gửi bởi Jen Xem bài viết
      Nếu đã Copy bài của ai đó nhớ ghi rõ nguồn
      Tao tưởng mày chết đâu rồi cơ mà thì ra vẫn còn ở đây


    11. #10
      tuyentrinh9x's Avatar
      tuyentrinh9x Đang Ngoại tuyến Đội Trưởng
      Mã Pì Lèng
       
      Cool
       
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Đang ở
      Hà Nội
      Bài viết
      236
      Được cảm ơn: 94
      2
      Normal
       
       
      Số lần cộng|trừ: 5 lần
      Trích dẫn Gửi bởi QuỷLệ Xem bài viết
      Tao tưởng mày chết đâu rồi cơ mà thì ra vẫn còn ở đây
      ôi a i đây?

      Thích Khách :

      Những sát thủ lạnh lùng với cặp móng thép sắc nhọn ...
      Chưa bao giờ tỏ ra độ lượng với ai.
      Họ mang trong mình khái niệm chiến đấu đơn giản là ...

      Tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt...
      Mistra

    + Trả lời Chủ đề

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình